Điều cực bất ngờ về ý nghĩa tên gọi tỉnh Bắc Kạn

Tên gọi Bắc Kạn mang ý nghĩa gì? Tại sao viết là 'Bắc Kạn' chứ không phải 'Bắc Cạn'?

Nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh Bắc Kạn được rất nhiều người biết đến nhờ danh thắng hồ Ba Bể - hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Nguồn gốc tên gọi Bắc Kạn cho đến nay vẫn là vấn đề được các nhà sử học nghiên cứu. (Ảnh trong bài chụp tại khu vực hồ Ba Bể).

Nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh Bắc Kạn được rất nhiều người biết đến nhờ danh thắng hồ Ba Bể - hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Nguồn gốc tên gọi Bắc Kạn cho đến nay vẫn là vấn đề được các nhà sử học nghiên cứu. (Ảnh trong bài chụp tại khu vực hồ Ba Bể).

Tên gọi Bắc Kạn đã được biết đến từ thời Khải Định, được khắc trên tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể. Tấm bia này khắc tên địa phương là "Bắc Cản" (北扞).

Tên gọi Bắc Kạn đã được biết đến từ thời Khải Định, được khắc trên tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể. Tấm bia này khắc tên địa phương là "Bắc Cản" (北扞).

Nguồn gốc của từ “Bắc Cản” này lại được cho là từ “Pác Kản” trong tiếng Tày – Nùng, mà ngày nay nghĩa gốc không còn rõ, vì có thể là một danh từ riêng.

Nguồn gốc của từ “Bắc Cản” này lại được cho là từ “Pác Kản” trong tiếng Tày – Nùng, mà ngày nay nghĩa gốc không còn rõ, vì có thể là một danh từ riêng.

Trong văn bia "Tam hải hồ sơn chí" bằng chữ Nho khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể vào năm 1925, chữ "Cản" trong từ “Bắc Cản” mang ý nghĩa là "ngăn giữ, bảo vệ, chống cự".

Trong văn bia "Tam hải hồ sơn chí" bằng chữ Nho khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể vào năm 1925, chữ "Cản" trong từ “Bắc Cản” mang ý nghĩa là "ngăn giữ, bảo vệ, chống cự".

Có thể, từ cái tên “Pác Kản” sơ khai của người địa phương, các quan chức nhà Nguyễn chuyển thành hai chữ "Bắc Cản" để đặt tên cho một tỉnh mới, với ý nghĩa vùng đất này là “Vật cản ở phía Bắc”.

Có thể, từ cái tên “Pác Kản” sơ khai của người địa phương, các quan chức nhà Nguyễn chuyển thành hai chữ "Bắc Cản" để đặt tên cho một tỉnh mới, với ý nghĩa vùng đất này là “Vật cản ở phía Bắc”.

Trong tư duy của người nắm quyền cai trị thời đó, "Bắc Cản" là vùng chiến lược trong việc phòng thủ Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ hướng Bắc.

Trong tư duy của người nắm quyền cai trị thời đó, "Bắc Cản" là vùng chiến lược trong việc phòng thủ Thái Nguyên và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ hướng Bắc.

Theo phương ngữ trong vùng, thanh "hỏi" chuyển thành thanh "nặng", do vậy cái tên “Bắc Cản” do triều đình đặt thành “Bắc Cạn”, lâu ngày trở thành tên gọi phổ thông.

Theo phương ngữ trong vùng, thanh "hỏi" chuyển thành thanh "nặng", do vậy cái tên “Bắc Cản” do triều đình đặt thành “Bắc Cạn”, lâu ngày trở thành tên gọi phổ thông.

Viết tên gọi tỉnh này là “Bắc Cạn” hay “Bắc Kạn” cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc, vì chữ “Kạn” không tuân theo quy tắc viết chính tả hiện đại của Việt Nam.

Viết tên gọi tỉnh này là “Bắc Cạn” hay “Bắc Kạn” cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc, vì chữ “Kạn” không tuân theo quy tắc viết chính tả hiện đại của Việt Nam.

Có lẽ cách viết chữ "Kạn" này được thừa hưởng từ lối viết chữ quốc ngữ của người Việt đầu thế kỷ 20, khi chữ “K” thường được dùng thay chữ “C”.

Có lẽ cách viết chữ "Kạn" này được thừa hưởng từ lối viết chữ quốc ngữ của người Việt đầu thế kỷ 20, khi chữ “K” thường được dùng thay chữ “C”.

Ngày nay, cả hai cách viết “Bắc Cạn” và “Bắc Kạn” đều xuất hiện trong đời sống và các phương tiện truyền thông, nhưng trên phương diện hành chính thì tên “Bắc Kạn” đã được thống nhất dùng trên cả nước.

Ngày nay, cả hai cách viết “Bắc Cạn” và “Bắc Kạn” đều xuất hiện trong đời sống và các phương tiện truyền thông, nhưng trên phương diện hành chính thì tên “Bắc Kạn” đã được thống nhất dùng trên cả nước.

Cơ sở pháp lý để dùng tên tỉnh Bắc Kạn như hiện nay được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 6/11/1996...

Cơ sở pháp lý để dùng tên tỉnh Bắc Kạn như hiện nay được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 6/11/1996...

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dieu-cuc-bat-ngo-ve-y-nghia-ten-goi-tinh-bac-kan-1513721.html