Điều gì đã khiến cho loài 'vịt quỷ' khổng lồ của Australia tuyệt chủng?

Dromornis stirtoni hay còn có một cái tên khác là 'vịt quỷ', chúng là loài chim lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Dromornis stirtoni là một trong những loài mihirung (chim sấm) và có lẽ là loài chim lớn nhất từng sống trên hành tinh của chúng ta, tuy nhiên những nghiên cứu về hóa thạch của loài này mới đây đã tiết lộ vì sao chúng bị tiêu diệt sau 7 triệu năm sinh sống trên hành tinh của chúng ta - chúng mất quá nhiều thời gian để sinh sản.

Dromornis stirtoni là một loài thuộc chi Dromornis, một phần của họ Dromornithidae, và được gọi thông tục là chim sấm Stirton. Chúng là một loài chim cổ đại có lông vũ với kích thước khổng lồ và được nhiều người cho là loài gia cầm lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Dromornis stirtoni là một loài thuộc chi Dromornis, một phần của họ Dromornithidae, và được gọi thông tục là chim sấm Stirton. Chúng là một loài chim cổ đại có lông vũ với kích thước khổng lồ và được nhiều người cho là loài gia cầm lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Trước khi chúng chết cách đây khoảng 50,00 năm, Úc từng là ngôi nhà của những loài chim lớn gấp 4 lần đà điểu, loài chim hiện đại lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Trong số này, loài có kích thước lớn nhất chính là Dromornis stirtoni một loài họ hàng xa của gà và vịt ngày nay, chúng có thể cao tới 3 mét và nặng 500 kg - đây cũng chính là lý do tại sao chúng được đặt biệt danh là "vịt quỷ".

Một nghiên cứu trong "Hồ sơ giải phẫu" cho thấy rằng loài "vịt quỷ" phát triển với tốc độ rất nhanh trong hai năm đầu đời, tuy nhiên sau đó sự phát triển của chúng sẽ diễn ra chậm lại và phải mất rất nhiều năm để chúng có thể trưởng thành và đủ điều kiện để sinh sản. Đây cũng chính là lý do khiến cho những loài chim sấm không có khả năng đối phó với sự xuất hiện của con người - kẻ săn mồi mới và hoàn toàn lạ lẫm đối với chúng.

Tiến sĩ Trevor Worthy thuộc Đại học Flinders cho biết, vào khoảng 8 triệu năm trước, lục địa Úc có khí hậu rất khác so với ngày nay. Thay vì những hoang mạc khô cằn ở trung tâm lục địa như hiện tại thì nơi đây là những khu rừng mưa nhiệt đới với những điều kiện hoàn hảo cho việc sinh sống của chim sấm.

Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, những bộ xương hóa thạch của Dromornis trông giống như xương hóa thạch của một con khủng long chứ không phải là đến từ một loài có họ hàng với gà và vịt hiện đại.

Những loài chim sấm phần lớn được cho là chủ yếu ăn cỏ, mặc dù đôi khi chúng có thể kiếm mồi hoặc ăn thịt những con mồi nhỏ. Dromornis stirtoni được cho là đã sống trong một vùng khí hậu bán khô hạn, đặc trưng bởi lượng mưa theo mùa và rừng cây tán rộng.

Những loài chim sấm phần lớn được cho là chủ yếu ăn cỏ, mặc dù đôi khi chúng có thể kiếm mồi hoặc ăn thịt những con mồi nhỏ. Dromornis stirtoni được cho là đã sống trong một vùng khí hậu bán khô hạn, đặc trưng bởi lượng mưa theo mùa và rừng cây tán rộng.

“Chúng tôi đã nghiên cứu xương hóa thạch của những con chim sấm này dưới kính hiển vi để có thể xác định các tín hiệu sinh học được ghi lại bên trong. Cấu trúc vi mô từ xương chúng cho chúng ta biết thông tin về thời gian chúng đạt đến kích thước trưởng thành và thậm chí chúng ta có thể biết khi nào con cái đang rụng trứng”, giáo sư Anusuya Chinasamy-Turan của Đại học Capetown cho biết.

Kết quả từ phân tích cho thấy rằng những con "vịt quỷ" phải mất 10 năm để có thể đạt đến kích thước trường thành và sẵn sàng sinh sản. Trong khi đó, loài chim này có thể sống đến 60 tuổi và do đó chúng có rất nhiều cơ hội để sinh sản. Tuy nhiên thời gian trưởng thành này là quá dài khi con người xuất hiện, tốc độ phát triển của chúng không đủ nhanh so với tốc độ săn bắn của con người và cạnh tranh với loài mới - chim emus, loài có vẻ ngoài gần giống với đà điểu, có thể trưởng thành và sinh sản khi được hai tuổi.

Khi rừng nhiệt đới tại trung tâm lục địa Úc dần khô cạn, D. stritoni và hai loài chim sấm nhỏ hơn cũng theo đó mà dần biến mất, nhưng con cháu của chúng, bao gồm cả Genyornis, vẫn to lớn đáng sợ với trọng lượng 240kg, tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Úc trong một khoảng thời gian sau đó.

Người ta cho rằng các yếu tố khác nhau có thể đã góp phần vào sự tuyệt chủng của Dromornis stirtoni. Các nhà cổ sinh vật học Murray và Vickers-Rich cho rằng chế độ ăn của chúng có thể trùng lặp đáng kể với chế độ ăn của các loài chim và động vật lớn khác, và hình thái dinh dưỡng hội tụ sau đó có thể góp phần khiến các loài chim lớn này bị tuyệt chủng vì nó bị 'cạnh tranh' về thức ăn. Tuy nhiên nghiên cứu mới này lại cho rằng D. stirtoni mất rất nhiều thời gian để trưởng thành, điều này khiến chúng rất dễ bị tổn thương nếu những con trưởng thành trong độ tuổi sinh sản bị suy giảm số lượng.

Người ta cho rằng các yếu tố khác nhau có thể đã góp phần vào sự tuyệt chủng của Dromornis stirtoni. Các nhà cổ sinh vật học Murray và Vickers-Rich cho rằng chế độ ăn của chúng có thể trùng lặp đáng kể với chế độ ăn của các loài chim và động vật lớn khác, và hình thái dinh dưỡng hội tụ sau đó có thể góp phần khiến các loài chim lớn này bị tuyệt chủng vì nó bị 'cạnh tranh' về thức ăn. Tuy nhiên nghiên cứu mới này lại cho rằng D. stirtoni mất rất nhiều thời gian để trưởng thành, điều này khiến chúng rất dễ bị tổn thương nếu những con trưởng thành trong độ tuổi sinh sản bị suy giảm số lượng.

Worthy nói: “Trên thực tế, chúng đã tồn tại cùng nhau qua một số biến động lớn về môi trường và khí hậu. Loài Genyornis đã tiến hóa để thích nghi tốt hơn so với tổ tiên của chúng, tuy nhiên loài này vẫn là một loài chim chậm lớn và sinh sản chậm chạp so với emu”. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng Genyornis có thể đạt đến kích thước của một con trưởng thành trong vòng hai năm đầu đời, nhưng chúng vẫn không thể bắt đầu sinh sản trong một thời gian sau đó.

Trên thực tế, sự sinh sản chậm chạp như vậy là phổ biến đối với các loài sống trong môi trường tương đối ổn định, như rừng nhiệt đới. Điều ngày còn nguy hiểm hơn cả biến đổi khí hậu bởi nếu có tốc độ sinh sản nhanh, nhưng thế hệ tiếp theo có thể dễ dàng bắt kịp xu hướng thay đổi và thích nghi với những điều kiện mới. Tuy nhiên vào khoảng 50.000 năm trước, con người bắt đầu đặt chân đến lục địa Úc và đây cũng chính là khoảng thời gian mà các loài chim sấm chính thức tuyệt chủng.

Worthy cho biết: “Khi con người trong quá khứ bắt đầu xuất hiện ở vùng đất này, họ sẽ làm được ba việc, đầu tiên là sẽ đốt cháy môi trường, thứ sẽ phá hủy rất nhiều thức ăn của chim sấm, sau đó là họ sẽ ăn trứng và săn đuổi chúng”.

Tham khảo: Iflscience; ZME; Inverse

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/dieu-gi-da-khien-cho-loai-vit-quy-khong-lo-cua-australia-tuyet-chung-20220906210123201.htm