Điều gì giúp khủng long trở thành 'loài bá chủ'
Theo nghiên cứu mới đây về loài cá sấu Mỹ, sự tiến hóa phổi của loài khủng long mang lại lợi thế cạnh tranh giữa chúng với các loài động vật có vú.
Ở động vật có vú, hơi thở của chúng mang nhiều oxy đến túi cùng của phổi, được gọi là phế nang. Sự lưu thông không khí thông qua các phế nang sẽ vận chuyển oxy vào trong máu và lấy đi khí thải carbon dioxide (CO2) ra khỏi máu. Nhưng loài chim không có phế nang, thay vào đó, không khí sẽ được thổi trực tiếp vào trong túi hơi của chúng. Sự thích nghi này giúp cho phổi của loài chim giữ được không khí sạch, cho phép chúng có khả năng hô hấp ở độ cao, nơi mà có thể làm chết các loài động vật khác.
Để tìm ra cách hô hấp của loài cá sấu Mỹ, các nhà khoa học đã bơm chất khí lưu thông qua phổi của 1 con cá sấu Mỹ đã chết và đo trực tiếp kết quả của dòng khí thổi qua. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng cũng tương tự như loài chim, không khí lưu thông qua một vài lớp của khí quản, tức là khí được bơm vào chỉ thổi ngược lại thông qua các khí quản trước khi được thải ra.
Lợi thế cạnh tranh để sinh tồn
Với một phương pháp hô hấp gần giống như vậy, chim, khủng long và cá sấu Mỹ được gọi chung là loài Archosaurs, sống ở kỉ Triat, cách đây 251-259 triệu năm. Trong suốt thời kì đầu của kỉ Triat, nồng độ oxy trong khí quyển thấp hơn ngày nay.
Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu C.G. Farmer - một nhà nghiên cứu thuyết tiến hóa sinh học tại trường Đại học Utah đã nói rằng: “Chúng ta đều biết trong cơ thể loài chim, cấu trúc của phổi là nguyên nhân giúp chúng hoạt động tốt ở không khí loãng”. Các dữ liệu trên đã đưa ra kết luận rằng loài Archosaurs có một lợi thế cạnh tranh sinh tồn trong thế giới “Không khí loãng” của chúng.
Sự thích nghi cao của loài khủng long cũng có thể giải thích nguyên nhân tại sao các loài động vật có vú tồn tại rất ít cho đến khi loài khủng long bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Điều này cũng giống như những kết luận trước đây: các loài động vật có vú này bị đàn áp, và bị hạn chế về số lượng bởi loài Archosaurs.