Điều gì khiến Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh tăng quân?
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/8 đã ký sắc lệnh yêu cầu tăng thêm quân số, tuyển thêm 137.000 tân binh, nhưng không nêu rõ đó là lính nghĩa vụ hay tình nguyện. Các cơ quan truyền thông quốc tế, bao gồm cả truyền thông Nga đã bàn luận về vấn đề này.
Hãng thông tấn Nga Sputnik cùng ngày 25/8 đưa tin, ông Putin đã ký sắc lệnh tăng quân số lực lượng vũ trang Nga thêm 137.000 người, đưa tổng quân số của quân đội Nga lên 1.150.628 người. Theo tài liệu trên trang web chính thức Thông tin pháp lý Nga, sắc lệnh trước đây của tổng thống có hiệu lực từ ngày 17/11/2017 quy định số lượng người tại ngũ trong các lực lượng vũ trang Nga là 1.902.758, trong đó 1.013.628 là quân nhân. Còn theo sắc lệnh mới, tổng quân số của các lực lượng vũ trang Nga sẽ là 2.039.758, trong đó 1.150.628 là binh lính. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023.
Một số nhà phân tích cho rằng, Nga nhận ra số lượng quân tình nguyện tới Ukraine chiến đấu trong chiến tranh sẽ không đủ để bù đắp số thương vong nên cần tuyển thêm nhiều tân binh. Đã sáu tháng kể từ khi Nga bắt đầu “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, việc Nga tuyển mộ thêm tân binh đương nhiên được coi là nỗ lực bù đắp những tổn thất lớn trên chiến trường. Tuy nhiên, đây có thể không phải là điểm chính.
Tờ Pravda của Nga ngày 25/8 dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin bình luận, khi hai nước xảy ra chiến tranh có sự khác biệt trong nội dung các báo cáo về tổn thất trong trận chiến. Lấy số liệu trung bình từ các nguồn không được công khai, ông cho biết, tổng số người chết của quân đội Nga và lực lượng dân quân Donetsk và Luhansk trong 6 tháng kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu vào ngày 24/2 là khoảng 11.000 người.
Phân tích cho rằng sự mở rộng quân đội của Nga là thông tin quan trọng cấp độ chiến lược, không phải cấp độ chiến thuật. Xét từ góc độ này, sắc lệnh của ông Putin không nhằm trực tiếp vào việc giải quyết thương vong của quân Nga. Từ những thông tin trên, có thể thấy, ngay cả khi quân đội Nga thực sự mất hàng chục nghìn người như tuyên bố của truyền thông hay thể chế phương Tây thì quân đội Nga vẫn có đủ không gian và biện pháp để huy động nhân lực tham chiến. Tuy nhiên, điều này cũng có thể phản ánh một điều là các đồng minh NATO do Mỹ đứng đầu có thể ở trong tình trạng thù địch với Nga trong một thời gian dài, đây cũng là tình hình mà Điện Kremlin dự kiến sẽ tiếp diễn. Do đó, việc ban hành sắc lệnh được coi là thái độ bi quan của Nga đối với môi trường an ninh của họ.
Vào thời điểm Mỹ và Nga đang tuốt kiếm với nhau, việc Nga bất ngờ tăng quân quy mô lớn đương nhiên làm dấy lên tinh thần cảnh giác cao độ của phương Tây. Điều đáng chú ý là động thái mới nhất của Tổng thống Putin cho thấy có thể Nga sẽ quyết tâm “chiến đấu đến cùng” với phương Tây.
Hiện tại, truyền thông Mỹ có ý định phóng đại rằng việc Nga tăng quân mạnh là do những thất bại lớn trong cuộc chiến Ukraine và ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải chi viện quá mức. Các quan chức Mỹ ước tính rằng 75.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong “Chiến dịch quân sự đặc biệt” chống Ukraine và quân đội Nga đang bị “thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng”. Tất nhiên, có sự “phóng đại” trong số liệu này. Theo cách nói của phương Tây, quân đội Nga đang “sắp sụp đổ” và không thể giữ vững mặt trận hiện tại. Trên thực tế, quân đội Nga vẫn đủ khả năng thực hiện các cuộc bắn phá quy mô lớn bằng pháo binh ở miền đông Ukraine và thậm chí chiếm giữ các cứ điểm chiến lược mới.
Xét về tình thế toàn cầu, việc Nga huy động lực lượng dự bị và tăng cường binh sĩ chiến đấu chủ yếu là do môi trường an ninh của Nga đang xấu đi nhanh chóng. Ngày nay, cho dù EU có ý định “cắt đứt hoàn toàn” năng lượng của Nga, hay Phần Lan và Thụy Điển sắp gia nhập NATO, hoặc các nước châu Âu “xuôi theo dòng chảy” nghe theo chỉ thị của Washington, họ đã thu hẹp rất nhiều không gian an ninh chiến lược của Nga.
Hiện nay, “lý thuyết về mối đe dọa của Nga” đang lan truyền ở châu Âu, và các quốc gia như Đức và Ba Lan đã đưa ra kế hoạch tăng cường lực lượng của họ. Trong những ngày gần đây, một số sĩ quan quân đội Anh đã đưa ra phát biểu về việc “chiến đấu chống Nga”, và một ứng cử viên thủ tướng Anh là Mary Elizabeth Truss đã đe dọa sẽ “nhấn nút hạt nhân nếu cần”, tất cả đều phản ánh sự thù địch giữa Nga và châu Âu. Điều này có nghĩa là quy mô của cuộc chiến ở châu Âu có thể không giới hạn ở Ukraine và Nga cần phải chuẩn bị cho xung đột trực tiếp với các nước khác.
Ngoài ra, không giống như sự quan tâm của châu Âu đối với viện trợ cho Ukraine, Mỹ tiếp tục mở rộng giới hạn viện trợ cho Ukraine. Vào “Ngày Độc lập” của Ukraine, Nhà Trắng đã cung cấp thêm cho Ukraine 3 tỷ USD hỗ trợ an ninh. Mấu chốt của vấn đề là kế hoạch viện trợ mới nhất này tập trung vào “viện trợ quân sự dài hạn”, một số thứ sẽ mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới tới được Ukraine, điều này cho thấy quyết tâm của Mỹ sử dụng Ukraine để “đánh sập” Nga.
Nói tóm lại, khi đối đầu giữa Mỹ và Nga căng thẳng, mặt trận Nga-Ukraine có thể “kéo dài vô thời hạn”. Bên ngoài dự đoán chiến tranh kết thúc vào mùa đông năm nay khả năng rất nhỏ, xung đột có thể sẽ tiếp tục trong vài năm, thậm chí không loại trừ khả năng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Đó mới là lý do khiến ông Putin quyết định mở rộng quy mô quân đội.