Điều gì khiến Twitter xóa 170 ngàn tài khoản giả mạo từ Trung Quốc?
Ban quản trị mạng xã hội Twitter hôm 11/6 cho biết họ đã xóa hơn 170 ngàn tài khoản giả liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Hầu hết các tài khoản này tập trung vào xuất bản nội dung tuyên truyền liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, doanh nhân bỏ trốn sống lưu vong ở Mỹ Quách Văn Quý, dịch bệnh COVID-19 và vấn đề Đài Loan; nhưng giới nghiên cứu phân tích cho rằng hầu hết các tài khoản không có có ý nghĩa tương tác với người dùng Twitter.
Trang web Hoa ngữ Deutsche Welle của Đức ngày 12/6 viết, hôm 11/6, Twitter đã xóa hơn 170 ngàn tài khoản mà họ cho là giả mạo đến từ Trung Quốc. Hầu hết các tài khoản này được đăng trên Twitter liên quan đến một số thông báo có tính định hướng của chính phủ Trung Quốc, nội dung chủ yếu liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, doanh nhân lưu vong Quách Văn Quý, sự bùng nổ dịch bệnh COVID-19 và vấn đề Đài Loan.
Theo báo cáo trên trang chính thức của Twitter, họ đã đóng 23.750 tài khoản hoạt động rất tích cực. Các tài khoản này chủ yếu chịu trách nhiệm đưa thông tin. Ngoài ra, khoảng 150 ngàn tài khoản khác hỗ trợ phát tán nội dung các thông báo mang tính định hướng của chính phủ có liên quan và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thông tin.
Twitter đã hợp tác với Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia (ASPI) và các nhà nghiên cứu của Stanford Internet Observatory, xác nhận hầu hết các tài khoản này là tài khoản giả không có người theo dõi và những tài khoản này không tạo được sự tương tác hiệu quả, mà đã trở thành một thứ tầng bình lưu của các tài khoản giả mạo.
Năm ngoái Twitter cũng đã xóa khoảng 1.000 tài khoản liên quan đến Trung Quốc (Ảnh: Deutsche Welle)
Ngoài việc xóa một số lượng lớn tài khoản liên quan đến Trung Quốc, Twitter cũng xóa hai nhóm tài khoản liên quan đến chính phủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối tượng chính của các tài khoản này là các công dân ở trong nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Twitter tuyên bố rằng các tài khoản này có liên quan đến các hoạt động mạng được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trên Twitter, Facebook, Google và Youtube đã bị phát hiện hồi năm ngoái. Vào thời điểm đó, hầu hết các tài khoản này đã phát tán những tin tức không đúng sự thật liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Bà Renee DiResta, giám đốc nghiên cứu của Stanford Internet Observatory, cho biết vào tháng 8 năm ngoái Twitter đã xóa khoảng 1.000 tài khoản tập trung tấn công người biểu tình Hồng Kông, nhưng sau đó lập tức xuất hiện thêm nhiều tài khoản Twitter hơn. Nhiều tài khoản bắt đầu đưa các nội dung liên quan đến đại dịch COVID-19 trên Twitter vào tháng 1.
Bà cho rằng các tài khoản này từ cuối tháng 1/2020 bắt đầu xuất bản rất nhiều nội dung liên quan đến đại dịch COVID-19 trên Twitter, và hành động tổng thể đã đạt đến đỉnh điểm vào tháng 3. Hầu hết các nội dung được đăng trên các tài khoản này tập trung vào việc ca ngợi cách xử lý dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc, nhưng cũng lợi dụng dịch bệnh để chỉ trích Mỹ và những người biểu tình ở Hồng Kông.
Đồng thời, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia (ASPI), nơi hỗ trợ Twitter phân tích các tài khoản giả mạo, ngày 12/6 cũng đã công bố một báo cáo nghiên cứu liên quan. phát hiện các nhóm này thông qua việc đưa ra các nội dung bằng tiếng Trung để ảnh hưởng đến các cộng đồng Trung Quốc ở nước ngoài. Hầu hết các nội dung được xuất bản bởi các nhóm này có liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, Quách Văn Quý, dịch bệnh COVID-19 và vấn đề Đài Loan.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách chiến lược Australia chỉ ra rằng hầu hết các tài khoản Twitter này đưa các nội dung liên quan đến các quy định của chính phủ trên Twitter trong giờ hành chính, chúng thường được đăng tải từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Bắc Kinh và giảm số lượng bài viết vào cuối tuần. Các nhà nghiên cứu xác định rằng quy luật đăng bài thường xuyên như vậy cho thấy sự không chân thực của các tài khoản này.
Báo cáo viết: "Mặc dù các hoạt động mạng này đã đạt đến giai đoạn thành thục về mặt kỹ thuật, nhưng khía cạnh ngôn ngữ và văn hóa của nội dung của bài đăng vẫn còn rất thô sơ, dẫn đến hầu hết các bài đăng không thể tiếp cận tài khoản của một số lượng lớn người theo dõi và khó tạo ra hiệu quả như mong đợi”.
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ đã phát hiện ra một nhóm tài khoản giả và họ tin rằng những tài khoản này tập trung vào việc phổ biến thông tin sai lệch về dịch bệnh có liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Twitter khi đó đã bác bỏ suy đoán của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng 5.000 tài khoản mà Bộ Ngoại giao Mỹ nghi ngờ bao gồm tài khoản của các tổ chức phi chính phủ và nhà báo.
Một phát ngôn viên của Twitter ngày 11/6 đã nhấn mạnh, các tài khoản mà họ đã xóa không liên quan gì đến những cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 5.