Điều hành chính sách tiền tệ cần linh hoạt, thận trọng
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính thuộc Khoa ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) nhận định, tín dụng có thể đạt được mức tăng 16%...
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính thuộc Khoa ngân hàng, Trường Kinh doanh UEH (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) nhận định, tín dụng có thể đạt được mức tăng 16% nhưng việc tăng trưởng tín dụng cần phải đi đôi với chất lượng tín dụng, cần xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro sao cho hiệu quả, tránh để nợ xấu phát sinh.
- Quan sát tương quan tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng tín dụng những năm gần đây cho thấy, mức tăng trưởng GDP trong khoảng 6 - 7%/năm, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8 - 10% thì tăng trưởng tín dụng cũng phải khoảng 16% để đáp ứng nhu cầu.
Khi tín dụng tăng trưởng, các DN, cá nhân và chủ thể trong nền kinh tế nói chung sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư và mở rộng lợi suất kinh doanh và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, để giải ngân được 2,5 triệu tỷ đồng trong năm 2025, cần tiếp chú ý đến tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN. Các vấn đề lãi suất hay tỷ giá USD/VND tiếp tục xu hướng tăng trong những ngày đầu năm là yếu tố cần hết sức chú ý.
- Tăng trưởng tín dụng năm 2025 sẽ đạt 15 - 16% dựa trên hai yếu tố chính. Thứ nhất, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2025, được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất và thương mại cải thiện khi nhu cầu trong và ngoài nước tăng lên. Điều này sẽ tạo điều kiện để NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm nay.
Thứ hai, tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao sẽ tạo việc làm mới và hỗ trợ nhu cầu tín dụng, phù hợp với mục tiêu phục hồi kinh tế và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi dần trong năm 2025, cùng việc Chính phủ thúc đẩy đầu tư công sẽ kích thích nhu cầu tín dụng gia tăng, hỗ trợ cho lợi suất cho vay của các ngân hàng trong nửa cuối năm 2025.
Tuy nhiên, những thách thức trong năm 2025: lạm phát giảm chưa bền vững và tiềm ẩn rủi ro, áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn, giá cả hàng hóa thế giới biến động phức tạp do tác động của diễn biến địa chính trị phức tạp, xu hướng gia tăng về an ninh lương thực tại các quốc gia, thời tiết cực đoan...
Với sự không chắc chắn trong tương lai về chu kỳ điều chỉnh lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và căng thẳng địa chính trị, thương mại, diễn biến tỷ giá trong năm 2025 vẫn biến động khó lường vì Mỹ có thể áp dụng chính sách thuế quan mới và Trung Quốc sẽ có thể thay đổi chính sách tỷ giá để ứng phó với những bất lợi về thương mại.
Khác với những năm trước, năm nay áp lực tỷ giá ngay từ đầu năm. Khi áp lực tỷ giá tăng sẽ khó mà tiếp tục bơm tiền, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay.
Hiện nay, rủi ro lạm phát và tỷ giá tăng cao vẫn còn, cần hết sức cân nhắc liều lượng vốn tín dụng đổ vào nền kinh tế. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp, cần chú trọng hỗ trợ tăng trưởng GDP bằng các giải pháp tài khóa mở rộng.
- Mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD không đồng đều, có nơi tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm, trong khi có nơi tăng sát chỉ tiêu được giao. Tăng trưởng cho vay giữa các ngân hàng đang phân hóa rất mạnh, không phải ngân hàng nào cũng có khả năng mở rộng tín dụng.
Để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng cho vay, tránh cảnh nơi thừa, nơi thiếu. Việc chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD mà các đơn vị này không cần phải đề nghị, dựa trên nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch; cũng giúp các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện một cách tích cực và hoàn toàn chủ động, giúp dòng vốn chảy nhanh hơn đến các lĩnh vực cần thiết, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho DN và người dân và bảo đảm việc đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành.
- Tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng tín dụng dựa trên hoạt động kinh doanh mới để tạo ra tiền của DN, hay nhà đầu tư cá nhân, người tiêu dùng cá nhân thực sự hay không cũng rất quan trọng.
Chúng ta cần đi vào chất lượng của tín dụng, không phải chỉ là việc cho vay không tạo nợ xấu mà cần tạo ra giá trị lan tỏa các hoạt động tiếp theo của ngân hàng như dịch vụ thanh toán… để giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả cao hơn thay bằng việc tìm cách tăng doanh thu từ tín dụng.
Năm 2025 nên tập trung cho các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới. Dòng vốn hướng với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tránh vào lĩnh vực đầu cơ chứng khoán, tiền ảo, những lĩnh vực rủi ro. Trong năm 2024, mặc dù tăng trưởng tín dụng 15,8% nhưng GDP tăng trên 7% nghĩa là chưa cần 3 đồng tín dụng đẩy 1 tăng trưởng, đa số dòng vốn vào nền kinh tế thực. Tôi nghĩ đó là tốt và mình nên tiếp tục duy trì điều này trong năm 2025 này.
- Thực tế, do còn nhiều khó khăn, sức hấp thụ vốn tín dụng của DN và người dân thấp khi nhiều DN thu hẹp hoặc ngừng sản xuất do thiếu đơn hàng, sức khỏe tài chính bị giảm sút; xu hướng thắt chặt, cắt giảm chi tiêu; vướng mắc về thủ tục pháp lý… Do vậy, NHNN cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ kịp thời, hiệu quả.
Như phân tích những thách thức chính sách tiền tệ ở trên, không có nhiều dư địa để giảm lãi suất trong năm tới. Xu hướng tăng nhu cầu tín dụng, tình hình nợ xấu, tỷ giá thời gian tới có thể tiếp tục gây áp lực lên lãi vay. Lãi suất cho vay không chỉ phụ thuộc vào chi phí hoạt động của ngân hàng, mà còn phản ánh khả năng xảy ra trong tương lai và đặt trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hạn chế khả năng giảm lãi suất cho vay.
Năm 2025, khả năng lãi suất huy động sẽ duy trì đi ngang với sự hỗ trợ đến từ nỗ lực thúc đẩy tín dụng trong năm 2025 của NHNN cùng với định hướng “tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và kịp thời có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp.
Kỳ vọng NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4,5% cho đến cuối năm 2025. Với lãi suất cho vay, NHNN tiếp tục chỉ đạo, vận động các ngân hàng tiết giảm chi phí, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay với các động lực tăng trưởng.
- Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro bao nhiêu sẽ tùy “sức khỏe” của mỗi ngân hàng, chính vì vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giữa các ngân hàng cũng có sự khác biệt. Ngân hàng nào hoạt động hiệu quả, có kết quả kinh doanh tốt sẽ trích lập dự phòng cao và họ coi đây như “của để dành”, bảo đảm hoạt động ổn định trong dài hạn.
Còn một số ngân hàng có lợi nhuận không cao, dù muốn cũng không thể trích lập nhiều mà chỉ trích đủ, nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức khiêm tốn. Với bộ đệm dự phòng mỏng, các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn hơn khi phải xử lý các khoản vay tiềm ẩn rủi ro chuyển thành nợ xấu.
Ngoài chỉ số tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần phải quan tâm tới các chỉ số khác. Để bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro tình hình nợ xấu tại các TCTD và các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.
Xin cảm ơn ông!
19:26 19/01/2025
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-can-linh-hoat-than-trong.html