Điều ít biết về đội quân Bắc Dương thời nhà Thanh

Mạng Sina gần đây đăng tải một số hình ảnh hiếm về hoạt động huấn luyện chiến đấu của đội quân Bắc Dương thời nhà Thanh.

Năm 1894, trong thời gian chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, nhà Thanh lúc bấy giờ biết rõ năng lực yếu kém của đội quân Lục Doanh và Bát Kỳ nên đã quyết định tổ chức một quân đội kiểu mới mà sau này thường biết tới cái tên là “Quân Bắc Dương” được tổ chức theo mô hình quân sự phương Tây.

Năm 1894, trong thời gian chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, nhà Thanh lúc bấy giờ biết rõ năng lực yếu kém của đội quân Lục Doanh và Bát Kỳ nên đã quyết định tổ chức một quân đội kiểu mới mà sau này thường biết tới cái tên là “Quân Bắc Dương” được tổ chức theo mô hình quân sự phương Tây.

Trong ảnh là các chỉ huy của Quân đội nhà Thanh mới.

Trong ảnh là các chỉ huy của Quân đội nhà Thanh mới.

Ngày 8/12/ 1895, Thái hậu Từ Hi đã bổ nhiệm một võ quan Hoài quân là Viên Thế Khải làm chỉ huy đội quân Bắc Dương gồm 4.000 binh sĩ, được huấn luyện bởi các sĩ quan Đức và trang bị vũ khí của Đức.

Ngày 8/12/ 1895, Thái hậu Từ Hi đã bổ nhiệm một võ quan Hoài quân là Viên Thế Khải làm chỉ huy đội quân Bắc Dương gồm 4.000 binh sĩ, được huấn luyện bởi các sĩ quan Đức và trang bị vũ khí của Đức.

Tháng 5/1905, việc luyện binh của 6 trấn ở Bắc Dương đã hoàn thành, lúc này đã có khoảng gần 7 vạn người trải qua khóa huấn luyện. Trong ảnh là đội quân thường bị Kinh Kỳ sau khi được biên chế thành trấn thứ 1, thuộc lục quân đang cùng diễn tập với trấn thứ 6 tại Trác Châu.

Tháng 5/1905, việc luyện binh của 6 trấn ở Bắc Dương đã hoàn thành, lúc này đã có khoảng gần 7 vạn người trải qua khóa huấn luyện. Trong ảnh là đội quân thường bị Kinh Kỳ sau khi được biên chế thành trấn thứ 1, thuộc lục quân đang cùng diễn tập với trấn thứ 6 tại Trác Châu.

Các binh sĩ trong đội quân Bắc Dương đều phải có lí lịch gia đình trong sạch, tuổi đời từ 18 đến 25, cao 1m6 trở lên, không có thói quen xấu, không bệnh tật. Năm 1905, khi nhà Thanh chiêu mộ binh sĩ có rất nhiều thành phần tri thức cũng hăng hái đăng kí tham gia. Ảnh: đơn vị của quân Bắc Dương trong đợt tập trận bắn đạn thật.

Các binh sĩ trong đội quân Bắc Dương đều phải có lí lịch gia đình trong sạch, tuổi đời từ 18 đến 25, cao 1m6 trở lên, không có thói quen xấu, không bệnh tật. Năm 1905, khi nhà Thanh chiêu mộ binh sĩ có rất nhiều thành phần tri thức cũng hăng hái đăng kí tham gia. Ảnh: đơn vị của quân Bắc Dương trong đợt tập trận bắn đạn thật.

Nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần cho các binh sĩ, Viên Thế Khải quy định người nào biết đọc thông thạo sẽ hưởng mức lương khởi điểm là 5 lạng bạc/ tháng. Đặc biệt, người nào biết viết và làm báo cáo luyện tập thì hưởng mức lương là 22 lượng bạc/ tháng. Đây có thể được coi là mức lương khá hấp dẫn đối với những người xuất thân nghèo đói cơ cực tham gia vào đội quân mới này.

Nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần cho các binh sĩ, Viên Thế Khải quy định người nào biết đọc thông thạo sẽ hưởng mức lương khởi điểm là 5 lạng bạc/ tháng. Đặc biệt, người nào biết viết và làm báo cáo luyện tập thì hưởng mức lương là 22 lượng bạc/ tháng. Đây có thể được coi là mức lương khá hấp dẫn đối với những người xuất thân nghèo đói cơ cực tham gia vào đội quân mới này.

Trang bị của đội quân Bắc Dương được đánh giá là khá hiện đại, tiến gần với đạo quân của phương Tây. Mỗi trấn đều có một tiểu đoàn pháo binh, công binh, kỵ binh, quân nhạc, 12 tiểu đoàn bộ binh. Súng trường chủ yếu do Đức sản xuất, pháo Krupp, mỗi trấn đều được trang bị súng máy hạng nặng. Ảnh: Huấn luyện bắn pháo năm 1910.

Trang bị của đội quân Bắc Dương được đánh giá là khá hiện đại, tiến gần với đạo quân của phương Tây. Mỗi trấn đều có một tiểu đoàn pháo binh, công binh, kỵ binh, quân nhạc, 12 tiểu đoàn bộ binh. Súng trường chủ yếu do Đức sản xuất, pháo Krupp, mỗi trấn đều được trang bị súng máy hạng nặng. Ảnh: Huấn luyện bắn pháo năm 1910.

Tổ chức biên chế và phương thức huấn luyện của quân Bắc Dương chủ yếu mô phỏng theo biên chế và huấn luyện của Đức và Nhật. Thời kỳ đầu các giáo viên huấn luyện củ yếu là người Đức. Quân phục của đội quân mới cũng tương đối hiện đại và quốc tế hóa. Ảnh: các sĩ quan Bắc Dương huấn luyện trên sa bàn, năm 1910.

Tổ chức biên chế và phương thức huấn luyện của quân Bắc Dương chủ yếu mô phỏng theo biên chế và huấn luyện của Đức và Nhật. Thời kỳ đầu các giáo viên huấn luyện củ yếu là người Đức. Quân phục của đội quân mới cũng tương đối hiện đại và quốc tế hóa. Ảnh: các sĩ quan Bắc Dương huấn luyện trên sa bàn, năm 1910.

Đại thần nổi tiếng cuối đời nhà Thanh từng tán dương công tác huấn luyện của đội quân Bắc Dương như sau: “Sau một cái giơ chân là cả vạn cái giơ chân, sau một tiếng súng là hàng loạt tiếng súng vang lên, đứng nghiêm giống như cây”. Còn một người Anh tên là Dingle thì ca ngợi quân Bắc Dương là các binh sĩ đều được tôi luyện trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thấm nhuần ý chí mạnh mẽ của một người lính.

Đại thần nổi tiếng cuối đời nhà Thanh từng tán dương công tác huấn luyện của đội quân Bắc Dương như sau: “Sau một cái giơ chân là cả vạn cái giơ chân, sau một tiếng súng là hàng loạt tiếng súng vang lên, đứng nghiêm giống như cây”. Còn một người Anh tên là Dingle thì ca ngợi quân Bắc Dương là các binh sĩ đều được tôi luyện trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thấm nhuần ý chí mạnh mẽ của một người lính.

Đến trước cách mạng Tân Hợi năm 1911, tổng kinh phí dành cho việc huấn luyện quân Bắc Dương lên tới hơn 5.400 vạn lượng bạc. Do Viên Thế Khải lúc bấy giờ được triều đình trọng dụng nên đội quân của ông trở thành đội quân trung ương của triều đình, kinh phí huấn luyện do triều đình cấp, còn kinh phí chi cho các đội quân huấn luyện của các địa phương khác đều do tài chính địa phương đó đảm nhiệm phụ trách chi trả. Ảnh: quân Bắc Dương duyệt đội ngũ, năm 1910.

Đến trước cách mạng Tân Hợi năm 1911, tổng kinh phí dành cho việc huấn luyện quân Bắc Dương lên tới hơn 5.400 vạn lượng bạc. Do Viên Thế Khải lúc bấy giờ được triều đình trọng dụng nên đội quân của ông trở thành đội quân trung ương của triều đình, kinh phí huấn luyện do triều đình cấp, còn kinh phí chi cho các đội quân huấn luyện của các địa phương khác đều do tài chính địa phương đó đảm nhiệm phụ trách chi trả. Ảnh: quân Bắc Dương duyệt đội ngũ, năm 1910.

Nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều nhân tài quân sự, triều đình Mãn Thanh còn thành lập hệ thống các trường quân đội ở 3 cấp, tức là tiểu học Lục quân, trung học Lục quân và trường sĩ quan. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, các học viện quân sự khi đó mỗi ngày được ăn ba bữa, mỗi bữa đều có đủ thịt, canh rau, cơm…

Nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều nhân tài quân sự, triều đình Mãn Thanh còn thành lập hệ thống các trường quân đội ở 3 cấp, tức là tiểu học Lục quân, trung học Lục quân và trường sĩ quan. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, các học viện quân sự khi đó mỗi ngày được ăn ba bữa, mỗi bữa đều có đủ thịt, canh rau, cơm…

Một căn cứ đậm chất kiến trúc nhà Thanh được gác với các binh sĩ có lối ăn mặc kiểu phương Tây.

Một căn cứ đậm chất kiến trúc nhà Thanh được gác với các binh sĩ có lối ăn mặc kiểu phương Tây.

Ngay từ đầu thời kỳ Âu hóa, triều đình nhà Thanh đã thành lập khá nhiều công xưởng quân sự. Sau này trong quá trình xây dựng quân đội, các xưởng quân sự này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chế tạo vũ khí, trang bị phục vụ cho việc huấn luyện của các binh sĩ. Ảnh: xưởng chế tạo súng ở Giang Nam.

Ngay từ đầu thời kỳ Âu hóa, triều đình nhà Thanh đã thành lập khá nhiều công xưởng quân sự. Sau này trong quá trình xây dựng quân đội, các xưởng quân sự này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chế tạo vũ khí, trang bị phục vụ cho việc huấn luyện của các binh sĩ. Ảnh: xưởng chế tạo súng ở Giang Nam.

Nhà máy sản xuất chế tạo súng đạn Quảng Đông sau khi được thành lập không ngừng thử nghiệm các loại vũ khí mới. Năm 1908, đã mô phỏng chế tạo thành công súng máy hạng nhẹ Masterson loại 8 mm. Đây được coi là sự mở màn cho công cuộc chế tạo súng ở Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất chế tạo súng đạn Quảng Đông sau khi được thành lập không ngừng thử nghiệm các loại vũ khí mới. Năm 1908, đã mô phỏng chế tạo thành công súng máy hạng nhẹ Masterson loại 8 mm. Đây được coi là sự mở màn cho công cuộc chế tạo súng ở Trung Quốc.

Hình ảnh bên ngoài của xưởng chế tạo quân khí Quảng Đông năm 1910.

Hình ảnh bên ngoài của xưởng chế tạo quân khí Quảng Đông năm 1910.

Nhà máy và văn phòng làm việc của xưởng chế tạo vũ khí cho bộ binh tại Tứ Xuyên, với diện tích 260 mẫu, chủ yếu chế tạo các loại đạn vỏ đồng, mũ chống đạn, đạn đầu thép và các loại súng trường.

Nhà máy và văn phòng làm việc của xưởng chế tạo vũ khí cho bộ binh tại Tứ Xuyên, với diện tích 260 mẫu, chủ yếu chế tạo các loại đạn vỏ đồng, mũ chống đạn, đạn đầu thép và các loại súng trường.

Quy mô của xưởng chế tạo cơ khí của Bắc Dương chỉ đứng sau xưởng chế tạo cơ khí của Giang Nam. Ảnh: xưởng chế tạo thuốc súng không khói của Bắc Dương. Các thiết bị của xưởng này chủ yếu được nhập về từ Đức, Anh, một số thiết bị do xưởng tự nghiên cứu chế tạo.

Quy mô của xưởng chế tạo cơ khí của Bắc Dương chỉ đứng sau xưởng chế tạo cơ khí của Giang Nam. Ảnh: xưởng chế tạo thuốc súng không khói của Bắc Dương. Các thiết bị của xưởng này chủ yếu được nhập về từ Đức, Anh, một số thiết bị do xưởng tự nghiên cứu chế tạo.

Diệp Bích

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/vu-khi/dieu-it-biet-ve-doi-quan-bac-duong-thoi-nha-thanh-523750.html