Điều khiến nhiều người lầm tưởng về chuyện động phòng của vua chúa
Đại hôn lễ của hoàng đế Trung Hoa chỉ tổ chức duy nhất với chính cung hoàng hậu nên buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và cầu kỳ.
Đối với bất cứ vương phi nào, đêm động phòng cùng với nhà vua luôn là giây phút vô cùng vinh dự và trọng đại của cuộc đời. Những hoàng đế cổ xưa thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi (72 cung phi), nhưng thông thường trong cuộc đời mỗi hoàng đế chỉ được kết hôn một lần chính thức và được gọi là “đại hôn”. Mặc dù vậy, cũng có những ngoại lệ khi bị truất ngôi thì nhà vua có thể tái hôn lần hai, như vậy cũng đồng nghĩa với việc một mỹ nữ nào đó sẽ được tận hưởng đại ân với nhà vua.
Song, cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi Hoàng hậu bị phế hoặc không may qua đời, thì Hoàng đế lại có cơ hội tổ chức đại hôn một lần nữa. Cũng có nghĩa là lại có thêm một mỹ nhân nhan sắc nghiêng thành có cơ hội cùng với Hoàng đế trải qua đêm động phòng hoa chúc.
Cũng giống như trong các đám cưới dân gian, Hoàng đế và Hoàng hậu cũng động phòng. Tuy nhiên, nghi thức động phòng của Hoàng đế không giống với chuyện động phòng trong dân gian. Đêm động phòng của Hoàng đế không phải được tổ chức ở tẩm cung thường ngày của Hoàng đế, cũng không có một nơi nào được sử dụng làm phòng tân hôn cố định. Thông thường, phòng tân hôn được bố trí ngay tại nơi diễn ra hôn lễ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu.
Thời Minh và thời Thanh, hôn lễ của Hoàng đế thường được tổ chức tại cung Càn Ninh. Cung Càn Ninh là một trong ba cung cuối cùng của hoàng cung. Dưới triều Minh, cung Càn Ninh vốn là tẩm cung của Hoàng hậu. Tới thời Thanh, hai gian quay mặt về phía Đông của cung này được sử dụng làm phòng tân hôn cho Hoàng đế, còn 5 phòng ở phía Tây thì được đổi làm gian thờ đạo Tát Mãn của người Mãn Thanh.
Hôn lễ cưới Hoàng hậu của Hoàng đế dưới triều Thanh được tổ chức một cách rất long trọng và tỉ mỉ. Hoàng hậu mới được khiêng kiệu đi từ cổng Đại Thanh đi vào Thiên An Môn, Ngọ Môn rồi mới tới hậu cung. Trong khi đó, những phi tần khác trong ngày trọng đại nhất của mình chỉ có thể đi từ cửa sau của Tử Cấm Thành là Thần Vũ Môn để vào hậu cung.
Thời nhà Thanh, để chuẩn bị cho đêm tân hôn, tường của phòng tân hôn được sơn toàn bộ bằng màu hồng. Trước cửa còn treo một chiếc đèn lồng thật lớn có chữ hỷ ở trên. Trên cửa là chữ Hỷ lớn màu vàng viết trên giấy đỏ, phía trên là một chữ thọ viết theo thể thảo thư, hai bên cửa là hai câu đối chúc phúc cho cô dâu và chú rể. Xung quanh phòng tân hôn, ở các góc và các con đường đều có dán những chữ hỷ, ngụ ý khi Hoàng đế và Hoàng hậu mở cửa ra sẽ nhìn thấy chữ hỷ may mắn.
Đêm tân hôn của Hoàng đế đương nhiên xa hoa hơn nhiều so với những người bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như người thường, phòng tân hôn của Hoàng đế cũng được dán chữ song hỷ màu đỏ, hai bên giường cũng treo câu đối chúc phúc tân hôn hạnh phúc. Màu sắc chủ đạo của phòng tân hôn là màu đỏ khiến cả gian phòng ngập tràn không khí vui tươi, hạnh phúc. Trước giường treo một bức rèm “trăm con”, và trên giường cũng là chiếc chăn “trăm con”, là những chiếc rèm và chăn có thêu hình 100 đứa trẻ con với nhiều tư thế khác nhau.
Người Trung Quốc cho rằng những chiếc chăn, chiếc rèm này là lời chúc phúc cho cặp vợ chồng mới cưới hạnh phúc trăm năm, con đàn cháu đống. Với những người bình thường, việc sinh con là việc trọng đại, với các Hoàng đế điều này càng trở nên quan trọng. Ngoài ra, xung quanh hai bên đầu giường được treo rất nhiều lớp lụa và voan cũng có màu hồng.
Trong thời gian khoảng một tháng này, Hoàng hậu được ở lại phòng tân hôn ở phía Tây của cung Càn Ninh. Tiếp đó, Hoàng hậu và Hoàng đế mỗi người sẽ sống ở tẩm cung riêng dành cho mình. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định, trong lịch sử gần 300 năm của nhà Thanh, chỉ có một mình Hoàng đế Khang Hy là ở cùng Hoàng hậu trọn vẹn một tháng sau lễ đại hôn. Các Hoàng đế chỉ ở được vài ngày. Có trường hợp như Thuận Trị Hoàng đế chỉ ở với Hoàng hậu có hai đêm rồi ai lại về nhà nấy.
Thời xưa, người ta coi đêm động phòng hoa chúc là một trong bốn điều đại hỷ của đời người. Tuy nhiên, đối với Hoàng hậu, lễ đại hôn thực tế là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, nhiều khi họ vị bất đắc dĩ, thậm chí đau khổ mà chấp nhận. Do vậy, đêm động phòng với họ không phải bao giờ cũng là biểu tượng cho sự ân ái và khoái lạc.
Sau khi kết hôn, mặc dù là vợ cả của Hoàng đế nhưng Hoàng hậu và Hoàng đế không bao giờ được sống cùng với nhau ở một nơi. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi kết hôn, thông thường, đêm nào Hoàng đế và Hoàng hậu cũng ở cùng nhau.
Đêm tân hôn buồn bã nhất của Hoàng đế có lẽ chính là đêm tân hôn của Hoàng đế Quang Tự với Hoàng hậu Long Dụ. Long Dụ vốn là chị họ của Quang Tự. Quang Tự không thích nên dù hai người đã làm đại lễ, Quang Tự vẫn không muốn động tới Long Dụ.
Cuối cùng, Quang Tự nằm trên người Long Dụ mà khóc rống lên, nói rằng cả đời mình chỉ có thể kính trọng Long Dụ chứ không thể coi Long Dụ như vợ được. Một thời gian dài sau khi kết hôn, Quang Tự vẫn không một lần gần gũi Long Dụ. Nguyên nhân là vì Quang Tự đã đem lòng yêu Trân Phi, tuy nhiên, Từ Hy Thái hậu ép Quang Tự phải lấy người chị họ của mình vì vậy mới nảy sinh chuyện đáng buồn này.
Trường hợp đêm tân hôn của Hoàng đế Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, có lẽ là trường hợp độc nhất vô nhị. Lễ đại hôn Phổ Nghi được tổ chức sau khi ông ta đã thoái vị, song sự long trọng thì không hề kém so với những vị tổ tiên của mình. Tuy nhiên, trong đêm tân hôn, Phổ Nghi đã bỏ tới điện Dưỡng Tâm ở một mình với lý do cảm thấy ở phòng tân hôn không thoải mái. Thành ra, hai vị tân nương cùng được đưa vào phòng tân hôn đêm hôm đó đã phải nằm không một mình mà không biết đấng tân lang của mình ở nơi nào.
Trong thời gian khoảng một tháng này, Hoàng hậu được ở lại phòng tân hôn ở phía Tây của cung Càn Ninh. Tiếp đó, Hoàng hậu và Hoàng đế mỗi người sẽ sống ở tẩm cung riêng dành cho mình. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định, trong lịch sử gần 300 năm của nhà Thanh, chỉ có một mình Hoàng đế Khang Hy là ở cùng Hoàng hậu trọn vẹn một tháng sau lễ đại hôn. Các Hoàng đế chỉ ở được vài ngày. Có trường hợp như Thuận Trị Hoàng đế chỉ ở với Hoàng hậu có hai đêm rồi ai lại về nhà nấy.
Thời xưa, người ta coi đêm động phòng hoa chúc là một trong bốn điều đại hỷ của đời người. Tuy nhiên, đối với Hoàng hậu, lễ đại hôn thực tế là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, nhiều khi họ vị bất đắc dĩ, thậm chí đau khổ mà chấp nhận. Do vậy, đêm động phòng với họ không phải bao giờ cũng là biểu tượng cho sự ân ái và khoái lạc.
Sau khi kết hôn, mặc dù là vợ cả của Hoàng đế nhưng Hoàng hậu và Hoàng đế không bao giờ được sống cùng với nhau ở một nơi. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi kết hôn, thông thường, đêm nào Hoàng đế và Hoàng hậu cũng ở cùng nhau.
Đêm tân hôn buồn bã nhất của Hoàng đế có lẽ chính là đêm tân hôn của Hoàng đế Quang Tự với Hoàng hậu Long Dụ. Long Dụ vốn là chị họ của Quang Tự. Quang Tự không thích nên dù hai người đã làm đại lễ, Quang Tự vẫn không muốn động tới Long Dụ.
Cuối cùng, Quang Tự nằm trên người Long Dụ mà khóc rống lên, nói rằng cả đời mình chỉ có thể kính trọng Long Dụ chứ không thể coi Long Dụ như vợ được. Một thời gian dài sau khi kết hôn, Quang Tự vẫn không một lần gần gũi Long Dụ. Nguyên nhân là vì Quang Tự đã đem lòng yêu Trân Phi, tuy nhiên, Từ Hy Thái hậu ép Quang Tự phải lấy người chị họ của mình vì vậy mới nảy sinh chuyện đáng buồn này.
Trường hợp đêm tân hôn của Hoàng đế Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, có lẽ là trường hợp độc nhất vô nhị. Lễ đại hôn Phổ Nghi được tổ chức sau khi ông ta đã thoái vị, song sự long trọng thì không hề kém so với những vị tổ tiên của mình. Tuy nhiên, trong đêm tân hôn, Phổ Nghi đã bỏ tới điện Dưỡng Tâm ở một mình với lý do cảm thấy ở phòng tân hôn không thoải mái. Thành ra, hai vị tân nương cùng được đưa vào phòng tân hôn đêm hôm đó đã phải nằm không một mình mà không biết đấng tân lang của mình ở nơi nào.