Điều ước của cậu học trò nghèo mồ côi mẹ, sống bên đập thủy điện

Phùng Văn Phúc (học sinh lớp 9 ở Nghệ An) sớm chịu cảnh thiệt thòi khi mồ côi mẹ từ lúc 11 tháng tuổi. Mới đây, nước lũ dâng cao, phá hỏng mất căn nhà khiến cuộc sống của em càng thêm khốn khổ.

Cậu học trò Phùng Văn Phúc (SN 2009, trú bản Minh Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) chịu cảnh mồ côi từ khi chưa tròn 1 tuổi. Mẹ em qua đời cuối năm 2010, còn bố bởi dính vào vòng lao lý mà đi biền biệt nhiều năm nay. May mắn em được chú mự là anh Phùng Văn Phong và chị Nguyễn Thị Tám ở nhà đối diện nhận nuôi, thương yêu như con ruột.

Cô Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thắng chia sẻ: "Mặc dù gia đình chú mự còn nhiều khó khăn, nuôi 3 con nhỏ nhưng vẫn cho Phúc được đến trường. Phía nhà trường cũng tạo điều kiện, ưu tiên hỗ trợ giấy bút, sách vở học tập cho em. Từ khi mới chào đời em đã không có mẹ bên cạnh, đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, không gì có thể bù đắp được. Để Phúc bớt phần thiệt thòi, nhà trường rất mong em nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, giúp em yên tâm học hành đến tuổi trưởng thành".

Cậu học trò Phùng Xuân Phúc đứng trước sân trường. Ảnh: QC

Cậu học trò Phùng Xuân Phúc đứng trước sân trường. Ảnh: QC

Chị Nguyễn Thị Tám (mự của Phúc) kể, khi mẹ Phúc mang bầu đến tháng thứ 7 thì bị cao huyết áp nên buộc phải sinh non. Phúc chào đời nặng 1,5kg, nằm lồng kính nhiều tuần ở Hà Nội.

“Khi về quê cháu chỉ nặng 1,7kg, toàn thân đỏ hỏn. Hai mẹ con ở trong căn nhà do họ hàng 2 bên giúp đỡ. Nhà vừa làm xong được ít ngày thì mẹ cháu mất", chị Tám cho biết. Ngôi nhà gia đình em vốn nằm trong chương trình xây nhà cho hộ nghèo, từng được chính quyền hỗ trợ 8 triệu đồng, còn 10 triệu đồng vay trả góp trong vòng 10 năm. Do không có khả năng trả tiền gốc và lãi nên số nợ đến nay ở Ngân hàng Chính sách là gần 30 triệu đồng mà người thân và Phúc chưa thể chi trả.

Bố Phúc vốn dính vào vòng lao lý, nhiều năm qua không thể liên lạc. Đứa trẻ may mắn được chú mự nuôi nấng, giúp đỡ từ khi còn nhỏ. Ý thức được hoàn cảnh của mình, Xuân Phúc sớm tự lập, chững chạc hơn so với bạn cùng trang lứa. Hàng ngày, em ăn uống, sinh hoạt bên chú mự, tối lại trở về nhà mình ngủ.

Tuy nhiên, vừa qua khi nhà máy thủy điện xả lũ, ngôi nhà của em phía dưới bị phá hủy nghiêm trọng, Phúc không thể tiếp tục ở. Trong khi đó, chú mự vốn cũng vất vả, nhà cửa chật chội do còn 3 đứa con. Em cảm thấy vô cùng phiền muộn, không biết phải làm thế nào.

Nhà máy thủy điện Châu Thắng xả lũ vào lúc nửa đêm khiến người dân chịu nhiều thiệt hại về tài sản. Ảnh: QH

Nhà máy thủy điện Châu Thắng xả lũ vào lúc nửa đêm khiến người dân chịu nhiều thiệt hại về tài sản. Ảnh: QH

Cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thắng dẫn chúng tôi về nhà chú mự Phúc, trong trận lũ vừa qua bị phá hỏng hoàn toàn. Ảnh: Quốc Huy

Cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thắng dẫn chúng tôi về nhà chú mự Phúc, trong trận lũ vừa qua bị phá hỏng hoàn toàn. Ảnh: Quốc Huy

Khi hỏi về điều ước của mình, Phúc lặng người một lúc rồi nói: “Điều ước của cháu to lắm chú ạ. Cháu muốn có mẹ bên cạnh, muốn mẹ được sống trở lại... Sau này học xong, sẽ cố gắng làm việc kiếm được nhiều tiền để có thể giúp đỡ gia đình và tất cả mọi người”.

Căn nhà của Phúc đang ở một mình ngổn ngang sau lũ. Ảnh: QH

Căn nhà của Phúc đang ở một mình ngổn ngang sau lũ. Ảnh: QH

Bàn thờ vắng lạnh nơi thờ tự bà Trần Thị Lan là mẹ Phúc. Ảnh: QH

Bàn thờ vắng lạnh nơi thờ tự bà Trần Thị Lan là mẹ Phúc. Ảnh: QH

“Chỉ mong có người giúp đỡ cho Phúc yên tâm đi học, hỗ trợ một phần cho cháu vững tin và thực hiện được ước mơ sau này của mình”, chị Tám bộc bạch. Vợ chồng chị vừa cưu mang Phúc, vừa nuôi thêm 3 người con khiến cuộc sống hết sức khó khăn. Gia đình là hộ nghèo trong xã, không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập chỉ từ việc chăn nuôi vài con lợn và gà trong vườn.

Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) Sầm Thanh Hoài cho biết, mẹ em Phùng Văn Phúc qua đời từ rất sớm, em ở nhờ chú mự lúc gần 1 tuổi cho đến nay. Đợt lũ vừa qua, căn nhà của chú mự Phúc đã bị phá hỏng hoàn toàn, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để gia đình chuyển đến tái định cư ở vị trí khác an toàn hơn.

“Mẹ mất sớm, bố dính vào pháp luật đi biền biệt. Qua báo VietNamNet, mong có nhiều mạnh thường quân cùng chia sẻ, giúp đỡ Phúc để có thêm động lực trong học tập và ổn định cho cuộc sống về sau này”, ông Hoài gửi gắm.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Cô Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thắng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An. SĐT: 0918001202

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.342 (em Phùng Xuân Phúc)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081

Quốc Huy

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dieu-uoc-cua-cau-hoc-tro-ngheo-mo-coi-me-song-ben-dap-thuy-dien-2227216.html