Đình làng Dưỡng Mông, xã Hoàn Sơn đón Bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Sáng 15 UBND xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du trọng thể tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với đình Dưỡng Mông. Theo Quyết định số 1544 / QĐ - UBND ngày 08 tháng 12 năm 2021.
Đến dự và chung vui với nhân dân địa phương có đồng chí: Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Đình Lợi, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Phùng Đức Chiến, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Theo sử tích ghi lại Đình Dưỡng Mông là nơi tôn thờ tam vị đức Thánh: " Đệ nhất Hàm Minh , đệ nhị Hàm Minh , đệ tam Hàm Minh ". Thời Trần. Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Ba ông xin làm Tiền đạo tướng quân.
Vua sai ba ông làm Thái sử tiên phong đạo Đông Bắc để phòng bị. Ba ông lĩnh năm nghìn quân thủy bộ tiến về phía Đông đến trại Quy Mông , huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc cùng đồng binh ở đây. Ba ông truyển binh sĩ cùng nhân dân dụng đồn để đón đường rút lui của quân Nguyên. Bấy giờ, các bậc phụ lão trại Quy Mông nghe thấy vậy, tất thảy đều hành lễ xin làm thần tử. Ba ông chọn được 315 đinh tráng làm thuộc hạ, Ba ông cùng quân sĩ thắng tiến đến đồn của Ô Mã Nhi, hội cùng với Trần Quốc Công nghị bàn kế sách tiến công giặc. Đến sông Bạch Đăng đại chiến một trận với quân Nguyên, chém được tướng giặc Ô Mã Nhi và vạn nghìn đầu giặc, máu chảy đầy sông, thây trôi tận ngoài biển, thiên hạ thái bình. Vua ban mở tiệc lớn, gia phong tướng sĩ, cấp bậc có phân biệt, bèn ban cho ba ông làm Nội viện thần lĩnh sự. Khi đã nhận lệnh, ba ông đến các huyện áp để xem phong tục của dân. Khi đến trại Quí Mông , các bậc phụ lão của trại cùng gia thần các tộc đều bái hạ xin sau này sở của ba ông được làm nơi thờ tự. Ba ông cho phép, lại gia ban 30 thỏi bạc để trại mở rộng đất đai, mua thêm ruộng ao để ngày sau lấy đó phụng thờ.
Được vua sắc phong mã thần, ban cho trại Quy Mông lập miếu thờ cúng các thần mãi mãi về sau. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình Dưỡng Mông hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật quý. Đặc biệt nhân dân địa phương đã dày công sưu tầm và phục chế các đạo sắc phong cùng dịch thuật nội dung thần tích, các văn bia của đình làng qua các thời kỳ lịch sử.
Đến thế kỷ XVI, thời nhà Lê ( khoảng thế kỷ XVII ) . Đến thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 ( 1686 ), Thị nội giám Ngô Thế Quý đã có công cung tiến ruộng đất cùng tiền của để xây dựng ngôi đình khang trang hơn, giúp nhân dân làm ăn sinh sống và được nhân dân bầu làm Hậu thần được thờ ở bên phải đình làng. Năm Cảnh Hưng thứ 13 ( 1752 ).
Triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 30 ( 1769 ), quê hương nơi đây được hưởng sự yên bình, no ấm. Nhân dân mới bàn sửa chữa kiệu để dùng nước thánh trong những ngày sự lệ, đình đám. Bà Nguyễn Thị Hán cùng cha mẹ đã có nhiều công đức vào đình nên được bầu làm Hậu. Qua triều Lê sang đến thời Nguyễn, ngôi đình lúc này có kiến trúc kiểu tiền chữ Nhất, hậu chữ Định. Phía trước là tỏa Tiền tế 3 gian, bộ khung bằng gỗ. Phía sau là tòa Đại bái bằng gỗ 3 gian 2 chái mái ngói đao cong và tỏa Hậu cung.
Đến giữa thế kỷ XX, giặc Pháp xâm lược nước ta, chúng càn quét đã đốt phá hàng ngàn ngôi đình, chùa ở miền Bắc nước ta, đình làng Dưỡng Mông không phải là ngoại lệ, một lần nữa Đình làng Dưỡng Mông đã bị tác động của thời gian và bom đạn chiến tranh nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp rồi Đế Quốc Mỹ, nhân dân ta cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nên việc tu bổ đình chùa đã chưa được thực hiện. Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, khi chế độ nền kinh tế mở cửa, kinh tế hộ gia đình phát triển, một lần nữa những người dân nơi đây lại cùng nhau chung sức hợp lòng cùng đóng góp để trùng tu tôn tạo lại như hiện nay.
Đây là những tư liệu vô cùng quý giá phản ánh những thông tin về di tích và quê hương , con người nơi trong lịch sử . đây Từ xưa đến nay định Dưỡng Mông luôn là nơi bảo tồn và duy trì những sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Dịp lễ hội truyền thống ngày 8 tháng Giêng đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân hướng về cội nguồn, góp phần thắt chặt mối đoàn kết cộng đồng làng xã, làm giàu thêm truyền thống văn hóa của quê hương.
Trải qua sự tác động của thời gian và bom đạn chiến tranh, ngôi đình bị xuống cấp, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo song vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống. Di tích còn bảo lưu được nhiều tư liệu quý, nhất là nội dung các văn bia cổ cùng thần tích, sắc phong ghi rõ lai lịch, công trạng người được thờ, quá trình tồn tại, các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, phong tục, tập quán. Mái đình luôn là ngôi nhà chung của dân làng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương.
Hằng năm tết đến xuân về, vào ngày mồng 8 tháng giêng, người dân nơi đây mở lễ hội truyền thống để tưởng nhớ tam vị anh linh, những người có công và đón khách thập phương vãng cảnh vui xuân, cầu tài cầu lộc đầu năm.