Dịp Tết Trung thu Propercorn trình làng sản phẩm bỏng ngô gắn tranh Đông Hồ
Đây là bước khởi đầu của mong muốn, mục tiêu nhằm kết nối văn hóa dân gian vào định hướng kinh doanh sau này của chủ thương hiệu Bắp rang bơ Propercorn
Bên cạnh những giá trị cốt lõi, ý tưởng này thể hiện mạnh mẽ mong muốn bảo tồn, gìn giữ, phát huy và sáng tạo văn hóa truyền thống khi đưa những hình ảnh quen thuộc trong tranh dân gian vào các sản phẩm thời đại đã được người tiêu dùng đón nhận.
Không chỉ thỏa mãn bởi mùi vị đặc trưng của món ăn mà sản phẩm còn làm mãn nhãn người thưởng thức, nâng sản phẩm và thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng lên một tầm mới.
Mong muốn này đã được ông chủ của Propercorn Việt Nam nuôi dưỡng, ấp ủ trong thời gian dài cùng nhiều trăn trở trước khi quyết định cho ra đời Ngôi nhà bỏng ngô đầu tiên tại số 26, phố Hoàng Cầu (Hà Nội).
Sông có nguồn, cây có cội. Đưa được văn hóa truyền thống vào từng thớ, từng mảng, từng hơi thở kinh doanh thì việc tạo dựng và phát triển mới có hồn, có chiều sâu, mới chắc chắn và bền vững.
Theo ông Phạm Thành Giang, Chủ tịch HĐQT của CTCP Funny Group, đơn vị phát triển thương hiệu bỏng ngô Propercorn, bỏng ngô là món ăn dân dã, dung dị hầu như ai cũng biết. “Trước khi có bắp rang bơ thì tôi nhớ ngày bé chúng ta có bỏng ngô được đong theo lon sữa bò, rồi bánh bỏng ngô, bỏng gạo quện mạch nha và chút gừng, rong ruổi khắp mọi miền quê, ngõ xóm”, ông Giang nói.
Vậy nên trong bắp rang bơ của Propercorn Việt Nam có muối Bắc, có mạch nha Thy Thảo, đường phèn Quảng Ngãi, những phụ gia nguyên chất truyền thống là những tên tuổi quen thuộc.
“Tôi coi đây là sáng tạo trong kinh doanh, sự sáng tạo từ gốc văn hóa truyền thống, tưởng xưa cũ nhưng đem lại một cách nhìn mới mẻ. Thế hệ cha ông có góc nhìn khác, thế hệ trẻ có trải nghiệm khác, nhưng tựu chung đều thấy thú vị”, ông Giang chia sẻ.
Được biết, bộ tem tranh Đông Hồ dành riêng cho sản phẩm bỏng ngô tươi chỉ bán tại các ngôi nhà bỏng ngô của Propercorn do sản xuất tại chỗ, khách hàng chọn vị và yêu cầu đóng hộp mang đi.
Nhân dịp ra mắt, các cửa hàng có ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua cả bộ sản phẩm làm quà, lan tỏa hình ảnh và ý nghĩa văn hóa dân gian trên bộ tem của sản phẩm.
Thị trường đồ ăn vặt ở Việt Nam lớn nhưng vòng đời sản phẩm ngắn. Qua giai đoạn phát triển nóng, nhiều sản phẩm không có điểm tựa để phát triển. Đầu tư chuyên sâu ngành ngô nói riêng, không chỉ ngành thực phẩm ăn liền nói chung, ông chủ thương hiệu Propercorn đặt mục tiêu phát triển thị trường bền vững. Trong đó, việc nâng tầm bỏng ngô bằng lồng ghép văn hóa dân gian truyền thống trong sản phẩm được cho là bước đi đầu tiên.
Đến các cửa hàng của Propercorn dịp này, người tiêu dùng sẽ cảm nhận rõ hơn về hơi thở dân gian đó. Không đơn thuần chỉ thưởng thức mà còn là sự trải nghiệm tinh tế bởi không gian các cửa hàng đang được bài trí rất nhiều tranh Đông Hồ vẽ trên kính, rất gần gũi và độc đáo. Để người tiêu dùng nói chung, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ tiếp cận, tìm hiểu, yêu thích và sẽ tìm cách gìn giữ, sáng tạo, phát triển văn hóa dân gian là kỳ vọng mà nhiều doanh nghiệp hướng tới, trong đó có Propercorn Việt Nam.