Đo bằng khán giả
Ít bữa trước có chuyện thú vị của một bộ phim ngoại chiếu rạp. Phim cũng bình thường, nhưng khán giả coi thấy khoái, chủ yếu do ngôn ngữ thoại được Việt hóa rất đắt. Người chuyển ngữ cho phim đã mang rất sát ngôn ngữ đời sống đô thị xứ mình vào, khiến các nhân vật gần gũi hơn. Khán giả trẻ hào hứng, vì họ cảm thấy chính mình trong phim.
- Tức là ngôn ngữ trong phim Việt đa phần không đáp ứng được nhu cầu đó?
- Đáng buồn là như vậy. Ngay từ kịch bản, hầu hết phim truyền hình xứ mình đều có ngôn ngữ nhân vật gượng gạo. Nội dung đối đáp nghe xa lạ và có cách biệt lớn với đời sống. Phim chiếu rạp thường có kịch bản ổn hơn chút đỉnh, nhưng phần thoại cũng không thể nói là hay.
- Gần đây, nhiều đoạn phim ngắn được trình chiếu trên mạng. Liệu điểm yếu cố hữu này đã được cải thiện?
- Phim video phát trên mạng do thời lượng ngắn, chỉ vài phút nên người làm phim tập trung vào các xung đột đơn giản. Ngôn ngữ phim ngắn đều trực diện, hấp dẫn. Tuy vậy, để trở thành phim truyền hình, bi nhiêu đó là chưa đủ. Người làm phim phải phát triển các tuyến nhân vật sâu và có liên kết dài hơi chặt chẽ. Nhưng được vậy cũng là đáng mừng cho dạng phim đời sống. Người xem sẽ luôn sòng phẳng với những tác phẩm tử tế. Thành công của nghệ thuật, thể thao hay giải trí đều phải đo bằng khán giả.
Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn//do-bang-khan-gia-850724.html