Đọ sức vận tải cơ chiến lược tiêu biểu của 4 cường quốc Mỹ, Nga, Trung, Nhật

Trong số những vận tải cơ chiến lược tiêu biểu này, lớn nhất thế giới lại là loại vận tải cơ do... Ukraine vận hành dù trước đó Liên Xô mới là quốc gia phát triển.

Loại vận tải cơ lớn nhất thế giới hiện tại là Antonov An-225 được Liên Xô cho ra đời từ năm 1988 với mục đích ban đầu là phục vụ đưa tàu con thoi hoặc vệ tinh vào không gian. Nguồn ảnh: Flickr.

Loại vận tải cơ lớn nhất thế giới hiện tại là Antonov An-225 được Liên Xô cho ra đời từ năm 1988 với mục đích ban đầu là phục vụ đưa tàu con thoi hoặc vệ tinh vào không gian. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã, loại vận tại cơ hạng nặng này lại không còn được sử dụng bởi Nga mà chỉ còn được sử dụng bởi Ukraine. Thậm chí, An-225 còn không được sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã, loại vận tại cơ hạng nặng này lại không còn được sử dụng bởi Nga mà chỉ còn được sử dụng bởi Ukraine. Thậm chí, An-225 còn không được sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Flickr.

Về mặt lý thuyết, vận tải cơ lớn nhất thế giới này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 640.000 tấn. An-225 được trang bị bốn động cơ phản lực D-18T, cho phép nó mang được tối đa 200 tấn hàng. Nguồn ảnh: Flickr.

Về mặt lý thuyết, vận tải cơ lớn nhất thế giới này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 640.000 tấn. An-225 được trang bị bốn động cơ phản lực D-18T, cho phép nó mang được tối đa 200 tấn hàng. Nguồn ảnh: Flickr.

Tiếp đến là loại vận tải cơ chiến lược cỡ lớn C-5 Galaxy do Lockheed Martin phát triển. Loại vận tải cơ này có khả năng mang tải tối đa 127 tấn và hiện chỉ được sử dụng bởi Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Tiếp đến là loại vận tải cơ chiến lược cỡ lớn C-5 Galaxy do Lockheed Martin phát triển. Loại vận tải cơ này có khả năng mang tải tối đa 127 tấn và hiện chỉ được sử dụng bởi Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Tổng cộng có khoảng 120 chiếc C-5 Galaxy từng được sản xuất. Loại máy bay vận tải hạng nặng này đã được ra đời từ năm 70 của thế kỷ trước nhưng tới nay vẫn còn quá tốt nên vẫn được quân đội Mỹ sử dụng với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Flickr.

Tổng cộng có khoảng 120 chiếc C-5 Galaxy từng được sản xuất. Loại máy bay vận tải hạng nặng này đã được ra đời từ năm 70 của thế kỷ trước nhưng tới nay vẫn còn quá tốt nên vẫn được quân đội Mỹ sử dụng với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Flickr.

Nhắc tới những huyền thoại máy bay vận tải, không thể không kể đến Antonov An-22. Đây là loại máy bay vận tải sử dụng động cơ cánh quạt có trọng tải lớn nhất thế giới, tối đa nó có thể mang theo được tới 80 tấn hàng. Nguồn ảnh: Flickr.

Nhắc tới những huyền thoại máy bay vận tải, không thể không kể đến Antonov An-22. Đây là loại máy bay vận tải sử dụng động cơ cánh quạt có trọng tải lớn nhất thế giới, tối đa nó có thể mang theo được tới 80 tấn hàng. Nguồn ảnh: Flickr.

An-22 được Liên Xô sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước, tới nay vẫn tiếp tục được Không quân Nga sử dụng. Ngoài ra, Ukraine cũng đang sử dụng loại vận tải cơ này nhưng là trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Flickr.

An-22 được Liên Xô sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước, tới nay vẫn tiếp tục được Không quân Nga sử dụng. Ngoài ra, Ukraine cũng đang sử dụng loại vận tải cơ này nhưng là trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Flickr.

Không thể không kể đến Y-20 - vận tải cơ lớn nhất từng được Trung Quốc tự sản xuất nội địa hoàn toàn. Loại vận tải cơ này được Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng trong biên chế từ năm 2013 tới nay. Nguồn ảnh: Flickr.

Không thể không kể đến Y-20 - vận tải cơ lớn nhất từng được Trung Quốc tự sản xuất nội địa hoàn toàn. Loại vận tải cơ này được Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng trong biên chế từ năm 2013 tới nay. Nguồn ảnh: Flickr.

So với nhiều loại vận tải cơ khác của Mỹ và Nga, sức chứa tối đa 66 tấn hàng hóa của Y-20 là không quá nhiều. Tuy nhiên với việc tự sản xuất được vận tải cơ chiến lược, Trung Quốc hoàn toàn có "đủ tư cách" ngồi chung mâm với những ông lớn kể trên. Theo nhiều nguồn tin, quân đội Trung Quốc ước tính sẽ cần tới 1000 vận tải cơ loại này để tăng cường năng lực không vận của mình. Nguồn ảnh: Flickr.

So với nhiều loại vận tải cơ khác của Mỹ và Nga, sức chứa tối đa 66 tấn hàng hóa của Y-20 là không quá nhiều. Tuy nhiên với việc tự sản xuất được vận tải cơ chiến lược, Trung Quốc hoàn toàn có "đủ tư cách" ngồi chung mâm với những ông lớn kể trên. Theo nhiều nguồn tin, quân đội Trung Quốc ước tính sẽ cần tới 1000 vận tải cơ loại này để tăng cường năng lực không vận của mình. Nguồn ảnh: Flickr.

Với việc cho ra đời vận tải cơ Kawasaki C-2, Nhật Bản cũng chính thức có chỗ đứng trong hàng ngũ những quốc gia có khả năng tự sản xuất vận tải cơ chiến lược. Nguồn ảnh: Flickr.

Với việc cho ra đời vận tải cơ Kawasaki C-2, Nhật Bản cũng chính thức có chỗ đứng trong hàng ngũ những quốc gia có khả năng tự sản xuất vận tải cơ chiến lược. Nguồn ảnh: Flickr.

Kawasaki C-2 của Nhật Bản dù chỉ có khả năng mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa, tuy nhiên lại có tầm bay được "mở rộng'' hơn rất nhiều so với phiên bản C-1 đầu tiên - vốn dĩ bị giới hạn tầm bay nội địa, không đủ khả năng thực hiện bay vượt biển ra nước ngoài vì các rằng buộc trong hiến pháp của nước này. Nguồn ảnh: Flickr.

Kawasaki C-2 của Nhật Bản dù chỉ có khả năng mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa, tuy nhiên lại có tầm bay được "mở rộng'' hơn rất nhiều so với phiên bản C-1 đầu tiên - vốn dĩ bị giới hạn tầm bay nội địa, không đủ khả năng thực hiện bay vượt biển ra nước ngoài vì các rằng buộc trong hiến pháp của nước này. Nguồn ảnh: Flickr.

Video Vận tải cơ An-225 lớn nhất thế giới đang được Ukraine sử dụng để... chở thuê hàng quá khổ, quá tải.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/do-suc-van-tai-co-chien-luoc-tieu-bieu-cua-4-cuong-quoc-my-nga-trung-nhat-1375734.html