Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào 5 dự luật và chương trình giám sát của Quốc hội

Tuần làm việc thứ 4 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tham gia tích cực vào các nội dung, chương trình kỳ họp, đặc biệt là công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội.Phát biểu thảo luận tại hội trường về thực hiện chính sách, pháp luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014-2018, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh chỉ ra thực trạng đáng lo ngại là 80% trong tổng hơn 9.000 chợ dân sinh, chợ truyền thống không đạt yêu cầu về PCCC. Đại biểu cho biết, hiện các chợ bị xuống cấp nghiêm trọng và nguy cơ cháy rất cao, do vậy, cần bổ sung nội dung này vào nghị quyết để tập trung các giải pháp đầu tư trang thiết bị PCCC tốt hơn. Về giải pháp '4 tại chỗ', đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cho rằng, cần phải có các điều kiện cần và đủ kèm theo. Đại biểu đề nghị nâng giải pháp '4 tại chỗ' lên thành giải pháp cơ bản, hàng đầu trong PCCC, vì lực lượng tại chỗ hiện nay là kiêm nhiệm chưa rõ cơ chế hoạt động, phương tiện thô sơ...

>> Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
>> Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về phát triển vùng dân tộc thiểu số
>> Tuần làm việc thứ 5: Quốc hội tập trung công tác xây dựng pháp luật
>> Rà soát để tránh tình trạng luật này mở, luật kia buộc
>> Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề xuất nhiều giải pháp về thực hiện chính sách, pháp luật phòng cháy, chữa cháy

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề xuất nhiều giải pháp về thực hiện chính sách, pháp luật phòng cháy, chữa cháy

Trong tuần qua, công tác lập pháp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm khi có đến 9 dự luật được trình để xin ý kiến đại biểu. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có 3 lượt đại biểu tham gia thảo luận trực tiếp vào 5 dự luật, gồm: Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thanh niên (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điểu Huỳnh Sang chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Theo đại biểu, trước khi sửa luật cần phải có tổng kết tình hình thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến các đơn vị có liên quan. Đại biểu đề xuất ban soạn thảo bổ sung các quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan khi soạn thảo luật, các văn bản pháp luật; đồng thời, nâng cao kỷ luật, kỷ cương khi soạn thảo cũng như bổ sung các chế tài về xử lý các trường hợp không tuân theo quy trình soạn thảo, không đảm bảo tiến độ, chất lượng chuẩn bị dự án luật còn thấp và việc chậm gửi hồ sơ cho đại biểu nghiên cứu, có ý kiến...

Đối với dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 336 dự án đối tác công - tư đã ký hợp đồng. Tuy nhiên, phần lớn ở lĩnh vực hạ tầng giao thông, còn hạ tầng thương mại rất khiêm tốn, chỉ 17 dự án, do vậy cần có ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Liên quan đến việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các nhà đầu tư, trong dự luật không quy định khung pháp lý để thực hiện nên các địa phương, trong đó có Bình Phước đang vướng khi thanh toán. Vì vậy, cần bổ sung quy định để tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Cùng với công tác lập pháp, tuần qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh còn tham gia biểu quyết thông qua các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020.

Trần Thể

Xem thêm: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

>> Không để khoảng trống xử lý hình sự với hành vi dùng vũ khí tự chế
>> Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách TW năm 2020
>> Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
>> Đoàn ĐBQH Tỉnh: 7 nội dung chất vấn các thành viên Chính phủ
>> Kỳ họp thứ 8: Biểu quyết 1 nghị quyết, thảo luận 2 dự án Luật

Nguồn Bình Phước: http://baobinhphuoc.com.vn/content/doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-dong-gop-y-kien-vao-5-du-luat-va-chuong-trinh-giam-sat-cua-quoc-hoi-2809