Đoan Hùng với công tác giảm nghèo bền vững

PTĐT - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, huyện Đoan Hùng đặt mục tiêu đến hết năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện giảm xuống dưới 5%.

Hộ chị Hoàng Thị Kim Dung ở khu 1, xã Ngọc Quan sau khi được học kỹ thuật ươm, trồng cây giống đã đầu tư xây dựng vườn ươm cung cấp giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả cho các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo việc làm cho 3-4 lao động, thu nhập đạt 200 triệu đồng mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Hộ chị Hoàng Thị Kim Dung ở khu 1, xã Ngọc Quan sau khi được học kỹ thuật ươm, trồng cây giống đã đầu tư xây dựng vườn ươm cung cấp giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả cho các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo việc làm cho 3-4 lao động, thu nhập đạt 200 triệu đồng mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

PTĐT - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, huyện Đoan Hùng đặt mục tiêu đến hết năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, với quyết tâm cao cùng sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của Đoan Hùng đã giảm sâu hơn “ngưỡng” mục tiêu đề ra, từ 7,61% (năm 2016) giảm xuống còn 4,73%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng lên đạt 40,1 triệu đồng/năm.Ông Nguyễn Khắc Chiến- Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đoan Hùng cho biết: Đạt được kết quả trên là do huyện xác định công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngay khi bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020, UBND huyện đã đặt mục tiêu mỗi năm phải giảm ít nhất từ 1% hộ nghèo trở lên, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện có 22 xã, thị trấn, 220 khu dân cư (trước sáp nhập là 28 xã, thị trấn, 276 khu dân cư), mặc dù trên địa bàn không có xã 135, xã ATK, nhưng lại có tới 35 khu đặc biệt khó khăn, nhiều khu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây cũng là những khó khăn, thử thách bước đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo, song với cách làm nhất quán trong công tác giảm nghèo, từ huyện xuống xã đều thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020; khu dân cư thành lập tổ giúp việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; công khai, minh bạch các tiêu chí đánh giá, bình xét hộ nghèo theo đa chiều… nên ngay trong năm đầu tiên huyện Đoan Hùng đã nhìn trúng, đúng thực trạng, nguyên nhân nghèo của người dân. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững được đẩy mạnh, qua đó từng bước nâng cao nhận thức, ý thức nỗ lực thoát nghèo cho người dân, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước. Bên cạnh đó, huyện tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập. Huyện định hướng khai thác thế mạnh của từng địa phương để đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa như trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng, bưởi Diễn ở các xã: Chí Đám, Bằng Luân, Bằng Doãn, Hùng Quan; trồng và chế biến chè ở Tây Cốc, Quế Lâm; chế biến lâm sản ở Tiêu Sơn, Sóc Đăng… Đồng thời có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh tại chỗ.Là một trong những xã có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống, thời gian qua, xã Ngọc Quan đã có nhiều biện pháp thiết thực giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Ông Trần Ngọc Hoàn- Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã chỉ đạo quyết liệt việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào nuôi, trồng; khuyến khích phát triển các ngành nghề có lợi thế, các dịch vụ thương mại: Chế biến lâm sản, ươm cây giống, vận tải hàng hóa, cơ khí sửa chữa…; tạo điều kiện cho các hộ nghèo và hộ thuộc diện chính sách tiếp cận với các chương trình vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ cách làm này, đến nay ở Ngọc Quan đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh như bưởi 70ha, sản lượng gần 640 tấn quả/năm; chè trên 100ha, sản lượng đạt hơn 1.160 tấn chè búp tươi/năm; tăng diện tích rừng trồng mới và cây lâm nghiệp, tăng sản lượng gỗ khai thác đạt 4.350m3/năm. Bên cạnh các ngành nghề, dịch vụ phát triển đã thu hút gần 500 hộ tham gia, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay giảm còn 4,53%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 36 triệu đồng/năm.Không chỉ Ngọc Quan, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện Đoan Hùng đều tập trung lồng ghép các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo; phát huy tính chủ động của người dân vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo cơ hội cho người nghèo về phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cụ thể, người nghèo được quan tâm hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, được dạy nghề miễn phí… nhiều lao động sau khi học nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhiều xã trong huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm cao so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra như Chí Đám, Ngọc Quan, Tây Cốc, Tiêu Sơn… Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, các chính sách an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

KIm Ngân

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/giam-ngheo-ben-vung/202011/doan-hung-voi-cong-tac-giam-ngheo-ben-vung-174120