Đoàn kết quốc tế thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu

Những năm qua, Mạng lưới CVĐC toàn cầu của UNESCO (GGN) thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là giảm nghèo, giáo dục chất lượng, quan hệ đối tác, bảo vệ đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên, chống BĐKH…

Hành động quyết liệt hơn chống BĐKH, giảm thiểu rủi ro địa chất, thiên tai... được hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý CVĐC các châu lục đưa đề nghị cấp thiết, mỗi CVĐC xây dựng chương trình hành động quyết liệt hơn để chống BĐKH, gồm: Hưởng ứng Ngày làm sạch môi trường thế giới; nghiêm cấm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, đại dương, sông ngòi, khoáng sản, di sản cảnh quan CVĐC, giảm thiểu phát thải rác, chất thải, hỗ trợ người dân bản địa phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo tồn đa dạng sinh học kiến tạo lá phổi của hành tinh…

Các đại biểu cam kết thực hiện các khuyến nghị của UNESCO về các vấn đề toàn cầu.

Đối với Cao Bằng, UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch chung toàn tỉnh gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 60%; kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng, mặt nước, di sản CVĐC; phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế rừng, mô hình trang trại, làng nghề truyền thống gắn với du lịch xanh, hạn chế phát thải rác…

Hiện nay, vấn đề mới đặt ra cho CVĐC khắp các châu lục là dễ bị tác động bởi BĐKH, thiên tai hạn hán, bão lũ, sạt lở đất xảy ra với mức độ tàn khốc, nguy hiểm hơn… sẽ tác động xấu đến diện mạo địa chất; an nguy đến tính mạng và duy trì nòi giống của con người... Thúc đẩy CVĐC phát triển bền vững, góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu về bảo vệ đa dạng sinh học, an ninh lương thực, thực phẩm dinh dưỡng cải thiện đời sống người dân… được các đại biểu, nhà quản lý CVĐC quan tâm, đưa ra 5 nhóm chủ đề thảo luận.

Trong đó, chủ đề “Kiến thức địa phương và bản địa, sự tham gia của người dân bản địa vào các hoạt động của CVĐC” và “Giáo dục CVĐC và phổ biến khoa học” được nhà khoa học, đại biểu cho rằng là chìa khóa quan trọng bởi hơn ai hết người dân bản địa vừa là lực lượng tại chỗ tốt nhất tham gia bảo vệ và phát huy các giá trị di sản CVĐC, vừa phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu về giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học…/.

Theo qdnd.vn

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/doan-ket-quoc-te-thuc-day-giai-quyet-cac-van-de-toan-cau-post65927.html