Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động tỷ giá
Những thay đổi của chính sách tiền tệ thế giới sẽ có tác động khá lớn với Việt Nam bởi độ mở nền kinh tế của chúng ta khá cao tới 200% GDP, trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Có tới 70% hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, bất cứ biến động nào của tỷ giá đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài
Việc tỷ giá USD biến động mạnh từ đầu năm đến nay đã tác động nhiều chiều đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Nếu như các doanh nghiệp xuất khẩu được lợi khi đồng USD tăng giá thì ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đội thêm một khoản chi phí để bù đắp khoản chênh lệch . Các doanh nghiệp đã phải đưa ra nhiều giải pháp linh động nhằm khắc phục những khó khăn do vấn đề biến động tỷ giá.
Từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 4% , đồng nghĩa với việc doanh thu xuất khẩu khi được quy đổi sang đồng Việt Nam sẽ tăng. Vì vậy, doanh thu của doanh nghiệp đã tăng lên.
Tuy nhiên, mức tăng không quá nhiều, bởi lẽ, doanh nghiệp khi sản xuất cũng phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu. Giá USD tăng khiến chi phí nhập khẩu tăng. Bên cạnh đó, phí vận tải tăng và có thể phải gánh khoản chênh lệch tỷ giá rất lớn nếu vay nợ bằng USD.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp, nên phải nhập khẩu phần lớn linh kiện. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, và cần có thêm các biện pháp hỗ trợ về chính sách.
Mặc dù ngân hàng nhà nước luôn kiên trì và sử dụng nhiều công cụ để giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Song áp lực tỷ giá hối đoái từ nay đến cuối năm là không hề nhỏ trước những biến động của tình hình thế giới.
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!
Thực hiện : Lê Hương Hằng Nga Văn Thắng