Doanh thu khai thác mới phí bảo hiểm nhân thọ giảm 31,6% trong 4 tháng đầu năm

Doanh thu khai thác mới phí bảo hiểm nhân thọ giảm quanh 31,6% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, bảo hiểm liên kết đầu tư giảm mạnh nhất, lên tới 42,1%.

Theo báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 71.047 tỷ đồng, giảm 4,16% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.366 tỷ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm 2023 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 44.681 tỷ đồng, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tích cực

Đối với thị trường bảo hiểm phi nhận thọ, 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 26.366 tỷ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm 2023.

Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu ước đạt 5.137 tỷ đồng, tăng 32,30% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm thị phần 19,48%.

Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 3,372 tỷ đồng, tăng 1,53 % so với cùng kỳ năm 2023, chiếm thị phần 12,79%; Bảo Minh với doanh thu ước đạt 2.279 tỷ đồng, tăng 25,3%, chiếm thị phần 8,64%; MIC với doanh thu ước đạt 1.731 tỷ đồng, tăng 8,95%, chiếm thị phần 6,56%;

BIC với doanh thu ước đạt 1.558 tỷ đồng, tăng 9,26%, chiếm thị phần 5,91%; PTI với doanh thu ước đạt 1.447 tỷ đồng, giảm 35,35%, chiếm thị phần 5,49%; PJICO với doanh thu ước đạt 1.402 tỷ đồng, tăng 5,89%, chiếm thị phần 5,32%.

Ngoài các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nêu trên, một số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2023 như Tasco (70 tỷ đồng, tăng 565,25%), BHV (201 tỷ đồng, tăng 118,40%), OPES (740 tỷ đồng, tăng 116,47%), AAA (305 tỷ đồng, tăng 110,22%).

Một số doanh nghiệp khác có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2023 là MSIG (485 tỷ đồng, giảm 9,76%), UIC (404 tỷ, giảm 6,14%), Fubon (144 tỷ đồng, giảm 6,55%)...

Thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn gặp khó khăn

Thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn gặp khó khăn

Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khỏe (doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 9.179 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,82%) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu; tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới (doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 5.947 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,56%), bảo hiểm cháy nổ (doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 3.836 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,55%), bảo hiểm tài sản (doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 3.416 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,96%).

Về bồi thường, số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 04 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6.515 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 24,71%, cao hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2023 (3,79%).

Ba doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao là PTI (47,29%), Liberty (42,88%), Bảo Việt (39,24%).

Phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới sụt giảm mạnh

Về thị trường bảo hiểm nhân thọ, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới ước đạt 7.290 tỷ đồng, giảm tới 31,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Bảo Việt nhân thọ dẫn đầu với thị phần khai thác mới 17,9%, Dai-ichi (15,3%), Prudential (14,6%), Manulife (10,3%), AIA (6,1%), FWD (6,1%), Sun Life (5,7%), Generali (5,4%), Chubb (5,4%), Cathay (4,4%), MB Ageas (4,2%), 08 doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần 4,6%.

Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 69% doanh thu phí khai thác mới. Tiếp theo là bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 8%, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 6,4%... Doanh thu phí sản phẩm bảo hiểm bán kèm chiếm tỷ trọng 16%.

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư giảm 42,1%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp tăng 255,5%, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ tăng 65,8%.

Về số lượng hợp đồng khai thác mới 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 510.977 hợp đồng, dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,5%) với 268.453 hợp đồng bảo hiểm cá nhân và thành viên trong nhóm, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm tử kỳ với 188.641 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 36,9%), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp là 29.749 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 5,8%). Số lượng hợp đồng khai thác mới các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 4,7%.

Tính chung đến hết tháng 4/2024, số lượng hợp đồng có hiệu lực (không bao gồm hợp đồng sản phẩm bảo hiểm bán kèm) ước đạt 12.152.060 hợp đồng, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 44.681 tỷ đồng, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 69,5%, bảo hiểm hỗn hợp 16,4%, các nghiệp vụ chính còn lại chiếm tỷ trọng 2,1%.

Doanh thu phí sản phẩm bảo hiểm bán kèm đóng góp 12% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt Nhân thọ (23,1%), Manulife (16,6%), Prudential (14,9%), Dai-ichi (13,1%), AIA (10,3%), Chubb (3,2%), MB Ageas (2,9%), FWD (2,8%), Sun Life (2,7%), Generali (2,5%), Hanwha (2,5%), Cathay (2,3%), MVI (1,4%), các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/doanh-thu-khai-thac-moi-phi-bao-hiem-nhan-tho-giam-316-trong-4-thang-dau-nam-post581169.antd