Độc chiêu đoán giới tính thai nhi của người Ai Cập cổ đại
5.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại có thể xác định giới tính thai nhi trong bụng người phụ nữ mang thai.
Theo một nghiên cứu lịch sử do Trung tâm nghiên cứu và quyền của phụ nữ thuộc Đảng Cộng hòa Thượng viện Ai Cập thực hiện, từ xa xưa, phụ nữ Ai Cập cổ đại đã biết được một số phương pháp xác định khả năng mang bầu.
Để làm việc này, người phụ nữ thường ngồi trên một hỗn hợp gồm hơi dầu, nhang hương, quả chà là và bia.
Sau khi trải qua quá trình đó, nếu như người phụ nữ có triệu chứng nôn mửa, thì người đó sẽ sớm mang bầu, còn không thì được xác định không thể có con.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và quyền của phụ nữ – bà Najwa al-Baroun, đồng thời cũng là người tham gia nghiên cứu, cho thấy trong khoảng thời gian của các đời vua Pharaoh, phụ nữ cũng biết đến phương pháp phòng tránh thai và kế hoạch hóa gia đình bằng hỗn hợp muối Natron, sữa chua và cây cho sợi.
Bà Najwa al-Baroun cũng cho biết thêm những người phụ nữ Ai Cập mới lấy chồng cũng thường xuyên trở thành mục tiêu thử nghiệm trong bài kiểm tra xác định giới tính thai nhi.
Họ đổ nước tiểu của người phụ nữ mang bầu lên một nắm hạt lúa mì và lúa mạch. Nếu như hạt lúa mạch nảy mầm trước, thì đứa trẻ trong bụng sẽ là con trai, còn nếu hạt lúa mì nảy mầm trước, thì đứa trẻ là con gái.