Độc đáo kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục người Mông

Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những phụ nữ bản địa đã dùng sáp ong để sáng tạo ra những tấm vải với hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt.

Đồng bào dân tộc Mông Hoa ở Thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có một kỹ thuật từ lâu đời và độc đáo, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục vải lanh truyền thống.

Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những phụ nữ bản địa đã dùng sáp ong để sáng tạo ra những tấm vải với hoa văn tinh xảo, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt.

Trước đây trang phục của người H’mông Tà Là Cáo đều được trang trí cầu kỳ và tinh xảo như vậy. Hiện tại, cùng với sự phát triển của thị trường, người dân có xu hướng mua váy áo may ghép từ vải nhung và in sẵn hàng loạt bán ngoài chợ địa phương. Bởi vậy nghề thêu và vẽ sáp ong truyền thống của người Hmong Tà Là Cáo có nguy cơ mai một dần.

Nhận thấy điều này, từ năm 2005 Doanh nghiệp xã hội CRAFT LINK và tổ chức JICA đã tiến hành dự án phát triển hàng thủ công nơi đây để hỗ trợ nhóm H’mông Tà Là Cáo gìn giữ nghề thêu truyền thống, góp phần tăng thêm thu nhập cho cộng đồng.

Để hỗ trợ cho người dân nơi đây lưu giữ nền văn hóa truyền thống và duy trì các kỹ năng thêu, vẽ sáp ong trong việc sản xuất hàng thủ công, hiện tại Doanh nghiệp xã hội Craft Link không chỉ hỗ trợ nhóm về mặt kỹ thuật mà vẫn tiếp tục là cầu nối đưa sản phẩm của họ đến với thị trường trong nước và quốc tế. Các bạn trẻ cũng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động phát triển nghề thủ công truyền thống tại địa phương. Hy vọng rằng với sự nỗ lực từ nhiều phía, người dân thôn Tà Là Cáo sẽ có thêm thu nhập cho gia đình và cộng đồng, đồng thời tiếp tục giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông cho các thế hệ mai sau.

Phụ nữ H’mông Hoa ở Tà Là Cáo rất cần cù, chăm chỉ. Họ có kỹ năng thêu các hoa văn độc đáo và vẽ sáp ong để tạo nên những bộ trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Bộ trang phục nữ truyền thống gồm có áo, váy và thắt lưng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Phụ nữ H’mông Hoa ở Tà Là Cáo rất cần cù, chăm chỉ. Họ có kỹ năng thêu các hoa văn độc đáo và vẽ sáp ong để tạo nên những bộ trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Bộ trang phục nữ truyền thống gồm có áo, váy và thắt lưng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vải vẽ sáp ong của người H’mông ở đây khá đặc biệt, họ vẽ trên nền vải màu xanh (thay vì mầu trắng như các nhóm H’mông khác), sau đó nhuộm chàm đậm. Sau khi hoàn thiện hoa văn sẽ có màu xanh nhạt hơn trên nền chàm, tuy không tương phản mạnh nhưng rất tinh tế. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Vải vẽ sáp ong của người H’mông ở đây khá đặc biệt, họ vẽ trên nền vải màu xanh (thay vì mầu trắng như các nhóm H’mông khác), sau đó nhuộm chàm đậm. Sau khi hoàn thiện hoa văn sẽ có màu xanh nhạt hơn trên nền chàm, tuy không tương phản mạnh nhưng rất tinh tế. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Bút vẽ có cán bằng tre và đầu bằng hai tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn, úp vào nhau để chứa sáp ong nóng bên trong. Sáp ong: loại sáp được khai thác trong rừng. Sáp ong chỉ có thể dùng để vẽ khi ở trạng thái nóng chảy. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Bút vẽ có cán bằng tre và đầu bằng hai tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn, úp vào nhau để chứa sáp ong nóng bên trong. Sáp ong: loại sáp được khai thác trong rừng. Sáp ong chỉ có thể dùng để vẽ khi ở trạng thái nóng chảy. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nếu không vẽ sáp ong thì họ dùng vải lanh trơn nhuộm chàm và chà sáp ong lên bề mặt vải cho mềm và bóng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nếu không vẽ sáp ong thì họ dùng vải lanh trơn nhuộm chàm và chà sáp ong lên bề mặt vải cho mềm và bóng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Chiếc váy truyền thống được ghép từ 3 phần chính: Phần trên cùng là vải lanh vẽ sáp ong, nhuộm chàm. Phần giữa váy thêu trang trí kết hợp giữa phương pháp thêu dấu nhân và thêu ghép vải. Họ thêu theo từng khuông khoảng 6-8 ô, xen kẽ các hoa văn ghép vải hình kỷ hà như hình tam giác, hình thoi… Phần sát gấu váy là vải chàm trơn, làm nổi bật hai mảng trang trí phía trên. Để may một chiếc váy truyền thống cần có 5 mét vải vẽ sáp ong, 5 mét vải thêu và 5 mét vải sẫm màu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Chiếc váy truyền thống được ghép từ 3 phần chính: Phần trên cùng là vải lanh vẽ sáp ong, nhuộm chàm. Phần giữa váy thêu trang trí kết hợp giữa phương pháp thêu dấu nhân và thêu ghép vải. Họ thêu theo từng khuông khoảng 6-8 ô, xen kẽ các hoa văn ghép vải hình kỷ hà như hình tam giác, hình thoi… Phần sát gấu váy là vải chàm trơn, làm nổi bật hai mảng trang trí phía trên. Để may một chiếc váy truyền thống cần có 5 mét vải vẽ sáp ong, 5 mét vải thêu và 5 mét vải sẫm màu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Màu sắc và hoa văn trang trí trên chiếc áo truyền thống của người H’mông hoa thì đa dạng hơn trên váy, bao gồm các mô típ hoa văn hình học xen kẽ với những đường vằn zích zắc và đường viền vải màu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Màu sắc và hoa văn trang trí trên chiếc áo truyền thống của người H’mông hoa thì đa dạng hơn trên váy, bao gồm các mô típ hoa văn hình học xen kẽ với những đường vằn zích zắc và đường viền vải màu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trong những lúc rảnh rỗi, người phụ nữ H’mông hoa còn thêu và may thắt lưng, địu con, túi đi chợ cho mình và người thân trong gia đình. Chiếc địu con cũng là một sản phẩm để các bà mẹ người H’mông nơi đây thể hiện tình thương yêu và sự khéo léo của đôi bàn tay. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Trong những lúc rảnh rỗi, người phụ nữ H’mông hoa còn thêu và may thắt lưng, địu con, túi đi chợ cho mình và người thân trong gia đình. Chiếc địu con cũng là một sản phẩm để các bà mẹ người H’mông nơi đây thể hiện tình thương yêu và sự khéo léo của đôi bàn tay. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các họa tiết thêu truyền thống trên trang phục của người H’mông Hoa ở Tà Là Cáo, Tủa Chùa, Điện Biên vô cùng độc đáo và tinh tế. Màu sắc họ dùng chủ yếu là tông đỏ. Phần trang trí ghép vải cũng được đặt trên nền các ô vải đỏ hình chữ nhật. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các họa tiết thêu truyền thống trên trang phục của người H’mông Hoa ở Tà Là Cáo, Tủa Chùa, Điện Biên vô cùng độc đáo và tinh tế. Màu sắc họ dùng chủ yếu là tông đỏ. Phần trang trí ghép vải cũng được đặt trên nền các ô vải đỏ hình chữ nhật. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các miếng hoa văn hình tam giác nhỏ được cắt từ những mảnh vải màu xanh, vàng, trắng, tím hồng và khâu ghép, xoay chiều trên nền vải đỏ. Do cách sắp xếp mảnh ghép của mỗi người khác nhau nên các hoa văn được tạo ra khá đa dạng. Điểm nổi bật trong cách trang trí này là sự cầu kỳ, khéo léo của người thêu. Các miếng vải nhỏ xíu nhưng được chị em Hmong Hoa ghép chính xác tuyệt đối với các mũi khâu tinh xảo, hầu như không làm lộ chỉ thừa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các miếng hoa văn hình tam giác nhỏ được cắt từ những mảnh vải màu xanh, vàng, trắng, tím hồng và khâu ghép, xoay chiều trên nền vải đỏ. Do cách sắp xếp mảnh ghép của mỗi người khác nhau nên các hoa văn được tạo ra khá đa dạng. Điểm nổi bật trong cách trang trí này là sự cầu kỳ, khéo léo của người thêu. Các miếng vải nhỏ xíu nhưng được chị em Hmong Hoa ghép chính xác tuyệt đối với các mũi khâu tinh xảo, hầu như không làm lộ chỉ thừa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đặc biệt mới đây, với mong muốn giới thiệu kỹ thuật độc đáo của dân tộc mình đến mọi người, chị Giàng Thị Mẩy đã trình diễn vẽ sáp ong trên vải và công việc nhuộm chàm của người dân tộc Mông tại không gian Craft Link, 51 Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đặc biệt mới đây, với mong muốn giới thiệu kỹ thuật độc đáo của dân tộc mình đến mọi người, chị Giàng Thị Mẩy đã trình diễn vẽ sáp ong trên vải và công việc nhuộm chàm của người dân tộc Mông tại không gian Craft Link, 51 Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Cuộc trưng bày và giới thiệu đã thu hút nhiều du khách quốc tế và công chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia trải nghiệm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Cuộc trưng bày và giới thiệu đã thu hút nhiều du khách quốc tế và công chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia trải nghiệm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các sản phẩm thêu tay và vẽ sáp ong của người Mông Hoa cũng được trưng bày và bán tại sự kiện. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào dân tộc. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Các sản phẩm thêu tay và vẽ sáp ong của người Mông Hoa cũng được trưng bày và bán tại sự kiện. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào dân tộc. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/doc-dao-ky-thuat-ve-hoa-van-bang-sap-ong-tren-trang-phuc-nguoi-mong/339405.html