Độc đáo lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao ở Tây Bắc

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao. Người Dao thường sinh sống ở khắp vùng Đông - Tây Bắc nhưng chủ yếu tập trung nhiều các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái.

Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành. Còn người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng.

Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành. Còn người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng.

Trong cấp sắc thì lễ cấp sắc 12 đèn là bậc cao nhất với các màn trình diễn nghi thức văn hóa cầu kỳ được diễn ra trong 2 - 3 ngày liên tục. Lễ cấp sắc 12 đèn chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng. Người Dao đỏ có thể tổ chức cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn phải theo số lẻ (theo số lẻ 3, 5, 7, 9 11). Do khối lượng người cấp sắc nhiều nên để chuẩn bị cho lễ cấp sắc, đồng bào dựng một ngôi nhà tạm 9 gian có diện tích khoảng 200m2 trên cánh đồng, mái lợp bằng cọ theo kiểu nhà truyền thống của người Dao, địa thế nhà có không gian rộng rãi và giao thông đi lại thuận lợi. Buổi lễ diễn ra ở 2 địa điểm chính: trong căn nhà để thực hiện các nghi thức buổi tối và khu lễ đàn để thực hiện các nghi thức ngoài trời ban ngày.

Trong cấp sắc thì lễ cấp sắc 12 đèn là bậc cao nhất với các màn trình diễn nghi thức văn hóa cầu kỳ được diễn ra trong 2 - 3 ngày liên tục. Lễ cấp sắc 12 đèn chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng. Người Dao đỏ có thể tổ chức cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn phải theo số lẻ (theo số lẻ 3, 5, 7, 9 11). Do khối lượng người cấp sắc nhiều nên để chuẩn bị cho lễ cấp sắc, đồng bào dựng một ngôi nhà tạm 9 gian có diện tích khoảng 200m2 trên cánh đồng, mái lợp bằng cọ theo kiểu nhà truyền thống của người Dao, địa thế nhà có không gian rộng rãi và giao thông đi lại thuận lợi. Buổi lễ diễn ra ở 2 địa điểm chính: trong căn nhà để thực hiện các nghi thức buổi tối và khu lễ đàn để thực hiện các nghi thức ngoài trời ban ngày.

Khu vực trong nhà thực hiện nghi lễ buổi tối được chia ra các gian phòng như: khu bếp nấu ăn, gian nhà thực hiện nghi thức cho đàn ông và khu phòng để phụ nữ ở. Trong suốt quá trình thực hiện các nghi thức cho đàn ông buổi tối thì phụ nữ phải ở yên trong căn phòng của mình. Họ chỉ được ra ngoài khi đến bữa cơm và tiến hành các nghi thức ngoài trời.

Khu vực trong nhà thực hiện nghi lễ buổi tối được chia ra các gian phòng như: khu bếp nấu ăn, gian nhà thực hiện nghi thức cho đàn ông và khu phòng để phụ nữ ở. Trong suốt quá trình thực hiện các nghi thức cho đàn ông buổi tối thì phụ nữ phải ở yên trong căn phòng của mình. Họ chỉ được ra ngoài khi đến bữa cơm và tiến hành các nghi thức ngoài trời.

Trong Lễ cấp sắc tuân thủ theo thứ tự huyết thống, người đàn ông có vợ được chọn để cấp sắc trước ở nhà trưởng họ, người phụ nữ Dao đỏ có chồng làm lễ cấp sắc phải trùm kín đầu trong chiếc khăn đỏ suốt thời gian diễn ra buổi lễ.

Trong Lễ cấp sắc tuân thủ theo thứ tự huyết thống, người đàn ông có vợ được chọn để cấp sắc trước ở nhà trưởng họ, người phụ nữ Dao đỏ có chồng làm lễ cấp sắc phải trùm kín đầu trong chiếc khăn đỏ suốt thời gian diễn ra buổi lễ.

Trong lễ cấp sắc mở đầu thầy cúng khai đàn đánh một hồi trống mời tổ tiên về dự, báo với tổ tiên biết lý do buổi lễ, trong Lễ cấp sắc có nhiều các nghi lễ diễn ra ở trong nhà và bên ngoài nhà đạo cụ hành lễ như nến, chiếu, dấu ấn, gậy, xúc xắc, bọc gạo.

Trong lễ cấp sắc mở đầu thầy cúng khai đàn đánh một hồi trống mời tổ tiên về dự, báo với tổ tiên biết lý do buổi lễ, trong Lễ cấp sắc có nhiều các nghi lễ diễn ra ở trong nhà và bên ngoài nhà đạo cụ hành lễ như nến, chiếu, dấu ấn, gậy, xúc xắc, bọc gạo.

Ông Chảo Chỉn Thang, người Dao ở xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chia sẻ: "3 đèn làm rồi, 7 đèn làm rồi, bây giờ làm 12 đèn là hết. Làm để phát đạt, mạnh khỏe, tốt cho gia đình".

Ông Chảo Chỉn Thang, người Dao ở xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chia sẻ: "3 đèn làm rồi, 7 đèn làm rồi, bây giờ làm 12 đèn là hết. Làm để phát đạt, mạnh khỏe, tốt cho gia đình".

Còn những người đàn ông được cấp sắc mặc các bộ áo dài truyền thống của dân tộc nhiều màu sắc. Trên đầu đội khăn mũ được đính các đồng xu bạc và dải len rủ xuống sau gáy.

Còn những người đàn ông được cấp sắc mặc các bộ áo dài truyền thống của dân tộc nhiều màu sắc. Trên đầu đội khăn mũ được đính các đồng xu bạc và dải len rủ xuống sau gáy.

Những tấm tranh thờ vẽ các vị thần, tiên của người Dao Đỏ, gắn với lịch người của dân tộc này từ hàng trăm năm trước cũng thu hút sự quan tâm của du khách. Hàng chục bức tranh thờ màu sắc rực rỡ được treo kín vách tường ở khu nhà làm lễ.

Những tấm tranh thờ vẽ các vị thần, tiên của người Dao Đỏ, gắn với lịch người của dân tộc này từ hàng trăm năm trước cũng thu hút sự quan tâm của du khách. Hàng chục bức tranh thờ màu sắc rực rỡ được treo kín vách tường ở khu nhà làm lễ.

Thời gian lễ thường kéo dài từ 1 đến 5 ngày, gồm lễ trình diện, gia chủ mỗ lợn, gà để cúng tổ tiên. Mỗi bậc đều có sự khác biệt, theo các nghi lễ thể hiện những ý nghĩa lịch sử, văn hóa nhất định.

Thời gian lễ thường kéo dài từ 1 đến 5 ngày, gồm lễ trình diện, gia chủ mỗ lợn, gà để cúng tổ tiên. Mỗi bậc đều có sự khác biệt, theo các nghi lễ thể hiện những ý nghĩa lịch sử, văn hóa nhất định.

Đối với đại lễ cấp sắc 12 đèn là cấp bậc cao nhất, họ sử dụng 12 thầy chính và nhiều thầy phụ, mỗi thầy giữ một nhiệm vụ khác nhau nhưng chung mục đích là truyền lại toàn bộ các phép, quân binh, đạo đức của mình cho các học trò. Các học trò phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao. Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành "sư phụ", là thầy cúng cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng.

Đối với đại lễ cấp sắc 12 đèn là cấp bậc cao nhất, họ sử dụng 12 thầy chính và nhiều thầy phụ, mỗi thầy giữ một nhiệm vụ khác nhau nhưng chung mục đích là truyền lại toàn bộ các phép, quân binh, đạo đức của mình cho các học trò. Các học trò phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao. Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành "sư phụ", là thầy cúng cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng.

Cấp sắc có nhiều bậc, tùy theo cấp bậc mà số lượng quân âm binh được cấp cho chồng, vợ là khác nhau. Bậc đầu tiên là cấp sắc 3 đèn, chồng được thầy cấp cho 36 quân âm binh, vợ được cấp 24 quân âm binh; bậc cuối cùng là cấp sắc 12 đèn, chồng được cấp 120 quân âm binh, vợ được cấp 60 quân âm binh. Để được cấp sắc 12 đèn, mỗi cặp vợ chồng phải đóng góp 6 triệu tiền mặt, 1 con gà, 10 kg gạo nếp, 20 lít rượu, 50 kg lợn, 100 kg gạo tẻ, và một số nhu yếu phẩm khác.

Cấp sắc có nhiều bậc, tùy theo cấp bậc mà số lượng quân âm binh được cấp cho chồng, vợ là khác nhau. Bậc đầu tiên là cấp sắc 3 đèn, chồng được thầy cấp cho 36 quân âm binh, vợ được cấp 24 quân âm binh; bậc cuối cùng là cấp sắc 12 đèn, chồng được cấp 120 quân âm binh, vợ được cấp 60 quân âm binh. Để được cấp sắc 12 đèn, mỗi cặp vợ chồng phải đóng góp 6 triệu tiền mặt, 1 con gà, 10 kg gạo nếp, 20 lít rượu, 50 kg lợn, 100 kg gạo tẻ, và một số nhu yếu phẩm khác.

Theo ông Triệu Quý Tín, ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng, dù không bắt buộc nhưng tâm lý chung của đàn ông người Dao, ai cũng muốn trong đời ít nhất phải được cấp sắc một lần. Chi phí cho mỗi lần cấp sắc trung bình khoảng hơn 10 triệu đồng/người, ai không có đủ điều kiện có thể quy đổi ra bằng công lao động phục vụ nghi lễ.

Theo ông Triệu Quý Tín, ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng, dù không bắt buộc nhưng tâm lý chung của đàn ông người Dao, ai cũng muốn trong đời ít nhất phải được cấp sắc một lần. Chi phí cho mỗi lần cấp sắc trung bình khoảng hơn 10 triệu đồng/người, ai không có đủ điều kiện có thể quy đổi ra bằng công lao động phục vụ nghi lễ.

Theo thầy cúng Lý Phủ Sèo, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai chuẩn bị cho cấp sắc 12 đèn thường mất nhiều tháng trời vì có hàng trăm đầu việc lớn nhỏ phải làm, bao gồm may sắm quần áo, phụ kiện, cắt giấy, dựng lán, lập đàn, sắp lễ tế, hậu cần. Quá trình cấp sắc cũng diễn ra rất nhiều khâu như rước thầy, trình báo tổ tiên, treo tranh, gói gạo, mời thần linh, mời Ngọc Hoàng, dựng đèn, cấp phép. Mỗi khâu trong cấp sắc 12 đèn càng phức tạp hơn. Đặc biệt, những người đàn ông Dao được cấp sắc ngoài đánh dấu sự trưởng thành còn có cơ hội để trở thành sư phụ.

Theo thầy cúng Lý Phủ Sèo, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai chuẩn bị cho cấp sắc 12 đèn thường mất nhiều tháng trời vì có hàng trăm đầu việc lớn nhỏ phải làm, bao gồm may sắm quần áo, phụ kiện, cắt giấy, dựng lán, lập đàn, sắp lễ tế, hậu cần. Quá trình cấp sắc cũng diễn ra rất nhiều khâu như rước thầy, trình báo tổ tiên, treo tranh, gói gạo, mời thần linh, mời Ngọc Hoàng, dựng đèn, cấp phép. Mỗi khâu trong cấp sắc 12 đèn càng phức tạp hơn. Đặc biệt, những người đàn ông Dao được cấp sắc ngoài đánh dấu sự trưởng thành còn có cơ hội để trở thành sư phụ.

Một điều đặc biệt nữa trong cấp sắc của người Dao đó là kiêng cữ. Từ trước khi nghi lễ tiến hành, các cặp đôi phải giữ gìn sạch sẽ cả tinh thần và thể chất, không quan hệ vợ chồng, không tơ tưởng lăng nhăng, không nói tục, không cãi vã; suốt thời gian cấp sắc chỉ ăn chay để bày tỏ sự tôn kính với tổ tiên, thần linh.

Một điều đặc biệt nữa trong cấp sắc của người Dao đó là kiêng cữ. Từ trước khi nghi lễ tiến hành, các cặp đôi phải giữ gìn sạch sẽ cả tinh thần và thể chất, không quan hệ vợ chồng, không tơ tưởng lăng nhăng, không nói tục, không cãi vã; suốt thời gian cấp sắc chỉ ăn chay để bày tỏ sự tôn kính với tổ tiên, thần linh.

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ được coi là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao, mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ, tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ được coi là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao, mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ, tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

Điều đặc biệt trong suốt quá trình làm lễ, những người đàn ông được cấp sắc phải ăn ở tập trung một chỗ, không ai được đi đâu xa. Vợ của họ cũng phải ở chung một chỗ. Trước mỗi bữa, những người được cấp sắc đều phải đến trước bàn thờ thần ở giữa gian nhà để vái lạy rồi mới được ăn cơm.

Điều đặc biệt trong suốt quá trình làm lễ, những người đàn ông được cấp sắc phải ăn ở tập trung một chỗ, không ai được đi đâu xa. Vợ của họ cũng phải ở chung một chỗ. Trước mỗi bữa, những người được cấp sắc đều phải đến trước bàn thờ thần ở giữa gian nhà để vái lạy rồi mới được ăn cơm.

Sau nghi thức đặt đèn, các thầy cúng lần lượt đóng ấn cho người được cấp sắc

Sau nghi thức đặt đèn, các thầy cúng lần lượt đóng ấn cho người được cấp sắc

Trong suốt buổi thực hiện nghi thức từ tối đến đêm khuya ở trong nhà và ban ngày ngoài lễ đàn, người dân và du khách sẽ được xem nhiều tiết mục văn hóa đặc sắc như rung chuông đọc văn khấn chữ Hán Nôm của người Dao Đỏ, múa rùa, múa với não bạt cầm tay, dâng đèn, đốt giấy, trao đạo sắc (trao ấn)....

Trong suốt buổi thực hiện nghi thức từ tối đến đêm khuya ở trong nhà và ban ngày ngoài lễ đàn, người dân và du khách sẽ được xem nhiều tiết mục văn hóa đặc sắc như rung chuông đọc văn khấn chữ Hán Nôm của người Dao Đỏ, múa rùa, múa với não bạt cầm tay, dâng đèn, đốt giấy, trao đạo sắc (trao ấn)....

Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu. Chính vì thế, nghi lễ linh thiêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này cần được gìn giữ và phát huy, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, ngày 27/12/2012.

Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu. Chính vì thế, nghi lễ linh thiêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này cần được gìn giữ và phát huy, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, ngày 27/12/2012.

Thầy cúng làm nghi thức trao đạo sắc (ấn) cho các cặp vợ chồng.

Thầy cúng làm nghi thức trao đạo sắc (ấn) cho các cặp vợ chồng.

Hà Thắng

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/doc-dao-le-cap-sac-12-den-cua-nguoi-dao-o-tay-bac-19224011911352333.htm