Độc đáo lễ Cầu ngư ở làng biển 400 tuổi

Rằm tháng Giêng hàng năm, ngư dân làng biển xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình làm lễ cầu ngư, tế tổ nghề tại đền thờ cá Ông, cầu một mùa biển an toàn, được mùa.

Lễ hội Cầu ngư xã Cảnh Dương hàng năm được tổ chức long trọng. Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lễ hội cầu ngư chỉ tiến hành các nghi lễ tâm linh truyền thống, không tổ chức phần hội.

Sáng15/2, tức Rằm tháng Giêng, ông Nguyễn Văn Biểu (72 tuổi), ở thôn Đông Cảng cùng các lão ngư trong xã Cảnh Dương dậy sớm, mặc trang phục nghi lễ truyền thống ra đình thờ Tổ làng Cảnh Dương và miếu Linh Ngư để làm lễ cầu ngư. Ông Nguyễn Văn Biểu cho biết, ngư dân Cảnh Dương nhiều lần đi biển gặp nạn được cá voi cứu giúp, dùng cơ thể dìu thuyền vượt qua sóng dữ nên được ngư dân tôn kính, thờ phụng.

“Thời gian gần đây, Đảng ủy, UBND xã kết hợp lấy ngày này làm ngày phát động ra quân đánh bắt hải sản vụ cá Nam. Do ảnh hưởng của Covid-19 nên không tổ chức đông người. Mỗi lần đi biển bà con xuống miếu dâng hương, trầm trà để cầu xin một chuyến đi biển bình an, may mắn", ông Nguyễn Văn Biểu nói.

Tại đình thờ Tổ, các lão ngư kính cáo với tổ tiên về kết quả chuyến ra khơi năm vừa qua, kính mong được phù hộ trong năm mới Nhâm Dần 2022. Phần lễ kéo dài khoảng 20 phút, ở khu vực miếu Linh Ngư nằm sát bờ biển Cảnh Dương. Miếu Linh Ngư là nơi thờ hai bộ cá voi lớn trong hơn 200 năm qua.

Bộ xương cá voi lớn tại miếu Linh Ngư.

Bộ xương cá voi lớn tại miếu Linh Ngư.

Ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch cho biết: “Lễ hội cầu ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ rất lâu rồi. Mỗi dịp sau Tết, ngày rằm tháng Giêng thì địa phương tổ chức lễ hội cầu ngư. Thông qua lễ hội cầu ngư tuyên truyền cho nhân dân và các chủ phương tiện tàu thuyền vừa tham gia đánh bắt hải sản vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, không xâm phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện nghiêm việc cấm khai thác IUU".

Các lão ngư kính cáo với tổ tiên về kết quả chuyến ra khơi năm vừa qua, kính mong được phù hộ trong năm mới.

Các lão ngư kính cáo với tổ tiên về kết quả chuyến ra khơi năm vừa qua, kính mong được phù hộ trong năm mới.

Tỉnh Quảng Bình có gần 7.000 tàu cá và đội ngũ ngư dân giàu kinh nghiệm. Những năm qua, kinh tế biển đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình. Ông Hoàng Viết Thông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, lễ cầu ngư tồn tại hàng trăm năm qua, là nét tín ngưỡng không thể thiếu của ngư dân mỗi khi ra khơi đánh bắt trong năm mới.

Lễ cầu ngư được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng hàng năm.

Lễ cầu ngư được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng hàng năm.

Lễ cầu ngư tồn tại hàng trăm năm qua, là nét tín ngưỡng không thể thiếu của ngư dân mỗi khi ra khơi đánh bắt trong năm mới.

Lễ cầu ngư tồn tại hàng trăm năm qua, là nét tín ngưỡng không thể thiếu của ngư dân mỗi khi ra khơi đánh bắt trong năm mới.

Miếu Linh Ngư là nơi thờ hai bộ cá voi lớn trong hơn 200 năm qua

Miếu Linh Ngư là nơi thờ hai bộ cá voi lớn trong hơn 200 năm qua

Ngư dân dâng lễ vật cúng ngư ông, cầu mong vụ mùa đánh bắt bình an, bội thu.

Ngư dân dâng lễ vật cúng ngư ông, cầu mong vụ mùa đánh bắt bình an, bội thu.

Sau lễ cầu ngư, ngư dân tỉnh Quảng Bình sẵn sàng vươn khơi đánh bắt vụ cá Nam.

Sau lễ cầu ngư, ngư dân tỉnh Quảng Bình sẵn sàng vươn khơi đánh bắt vụ cá Nam.

“Tín ngưỡng trong cộng đồng ngư dân là cầu ngư mong muốn trời đất hỗ trợ cho việc sản xuất trên biển gặp được nhiều thuận lợi, luôn được mùa vụ. Cơ bản sau rằm tháng Giêng ngư dân ra khơi tương đối đồng loạt, thời tiết thì trời yên biển lặng. Ra tết cho đến tháng 9 dương lịch là khai thác vụ cá Nam", ông Hoàng Viết Thông cho biết thêm./.

Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/doc-dao-le-cau-ngu-o-lang-bien-400-tuoi-post924457.vov