Coelacanth (Cá vây tay) được mệnh danh "hóa thạch sống" là bởi loài cá khổng lồ này tồn tại từ thời khủng long. Chúng được cho là xuất hiện trên Trái đất từ hơn 400 triệu năm trước. Ảnh: Mongabay.
Loài cá Coelacanth sống ở vùng nước sâu, có kích thước to lớn, di chuyển chậm chạp. Là loài cá sống về đêm này có tốc độ trưởng thành vô cùng chậm chạp và có thể sống tới 100 năm. Ảnh: AP.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cá thể Coelacanth cái chỉ đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính cho đến cuối những năm 50 tuổi. Trong khi đó, những con đực trưởng thành về giới tính khi khoảng 40 - 69 tuổi. Ảnh: Courtesy of Phil Dragasg/Wikimedia.
Giới nghiên cứu cho rằng, quá trình mang thai ở cá Coelacanth kéo dài khoảng 5 năm. Ảnh: Factanimal.
Loài cá mệnh danh "hóa thạch sống" này từng được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi các chuyên gia phát hiện một cá thể Coelacanth ở ngoài biển Nam Phi vào năm 1938. Ảnh: Factanimal.
Kể từ đó, giới chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu về loài cá Coelacanth. Do số lượng cá thể ở trong tự nhiên rất thấp nên loài cá này được xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp (IUCN 3.1). Ảnh: Factanimal.
Khi nghiên cứu về cá Coelacanth, các nhà khoa học nhận thấy chúng có cấu trúc cơ thể rất độc đáo. Đây là loài động vật còn sống duy nhất được biết đến có khớp nối trong hộp sọ, gần như tách biệt hoàn toàn nửa trước và sau của hộp sọ ngay từ bên trong. Ảnh: Factanimal.
Cá Coelacanth sở hữu đôi mắt vô cùng tinh tường và có chứa "tapetum lucidum" (chất phản quang như ở mắt mèo). Do vậy, chúng có thể di chuyển tự do tại các vùng biển sâu dưới đại dương và không dễ bị kẻ thù "tóm được". Ảnh: Bruce Henderson.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.
Tâm Anh (theo Wired, Worldatlas, Factanimal)