Độc đáo mũ bảo hiểm 'tằng cẩu' dành cho phụ nữ dân tộc Thái

Mũ bảo hiểm tằng cẩu có nhiều điểm đặc biệt vừa góp phần bảo vệ phần đầu người ngồi trên xe máy, vừa tôn vinh và gìn giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa phối hợp cùng UBND tỉnh Sơn La tổ chức chương trình "Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc 2019" nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái khu vực miền núi phía Bắc.

Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc 2019 thu hút đông đảo người tham gia.

Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc 2019 thu hút đông đảo người tham gia.

Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019 còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan thành viên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh Sơn La, Ban An toàn giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Những chiếc mũ bảo hiểm "độc" được thiết kế riêng cho người phụ nữ dân tộc Thái.

Những chiếc mũ bảo hiểm "độc" được thiết kế riêng cho người phụ nữ dân tộc Thái.

Đặc biệt hơn 2.000 người là đại diện các lực lượng vũ trang, sinh viên học sinh, đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có mặt từ rất sớm. Ngày hội An toàn giao thông sẽ triển khai chuỗi các hoạt động thiết thực như: Lễ khai mạc và trao tặng mũ bảo hiểm; diễu hành để phổ biến 12 nguyên tắc vàng khi tham gia giao thông….

Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu dẫn tới khi tham gia giao thông có sử dụng loại mũ bảo hiểm theo cấu tạo thông thường thì cũng chỉ mang tính hình thức; không đảm bảo đúng quy cách và không an toàn.

Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu dẫn tới khi tham gia giao thông có sử dụng loại mũ bảo hiểm theo cấu tạo thông thường thì cũng chỉ mang tính hình thức; không đảm bảo đúng quy cách và không an toàn.

Tại ngày hội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp cùng Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) trao tặng 5.000 mũ bảo hiểm tằng cẩu cho phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ông Khuất Việt Hùng trao những chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế riêng dành cho phụ nữ dân tộc Thái.

Ông Khuất Việt Hùng trao những chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế riêng dành cho phụ nữ dân tộc Thái.

Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ, tằng cẩu (hay búi tóc trên đỉnh đầu) là một luật tục của đồng bào dân tộc Thái đen. Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu dẫn tới khi tham gia giao thông có sử dụng loại mũ bảo hiểm theo cấu tạo thông thường thì cũng chỉ mang tính hình thức.

Phụ nữ đồng bào dân tộc Thái rạng rỡ với chiếc MBH "tằng cẩu" đạt chuẩn.

Phụ nữ đồng bào dân tộc Thái rạng rỡ với chiếc MBH "tằng cẩu" đạt chuẩn.

"Những chiếc MBH thông thường chắc chắn không thể đem lại an toàn bởi lòng mũ nông, trong khi búi tóc trên đầu lại quá cao. Do vậy việc trao tặng 5.000 mũ bảo hiểm cho phụ nữ Thái là minh chứng về sự cam kết của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tạo ra một sản phẩm với đầy đủ các tính năng an toàn, vừa có thể bảo vệ người tham gia giao thông, vừa tôn vinh và gìn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Thái với búi tóc tằng cẩu", ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Sau chục năm kể từ khi quy định bắt buộc phải đội MBH khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện đi vào cuộc sống, có thể nói rằng, đây là một quy định pháp luật về TTATGT có hiệu lực mạnh mẽ và được toàn dân ủng hộ, nắm bắt và tuân thủ một cách triệt để.

Trên thực tế, tỷ lệ đội MBH ở Việt Nam hiện được đánh giá thuộc nhóm cao nhất trên toàn thế giới bởi các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn giao thông và y tế như: Liên hợp quốc, Hiệp hội An toàn giao thông đường bộ toàn cầu (GRSP), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP Foundation), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)….

Cao Tuân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/doc-dao-mu-bao-hiem-tang-cau-danh-cho-phu-nu-dan-toc-thai-20191212113549216.htm