Độc đáo trang phục dân tộc Lô Lô đen

Dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng chủ yếu là Lô Lô đen với gần 3.000 người, chiếm 0,54% dân số toàn tỉnh và chiếm 59% tổng số người Lô Lô ở Việt Nam. Người Lô Lô đen sinh sống tập trung tại các xã: Kim Cúc, Cô Ba, Hồng Trị (Bảo Lạc) và Đức Hạnh (Bảo Lâm). Tuy là một dân tộc ít người, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người Lô Lô luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, thể hiện rõ trong việc gìn giữ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch khi đến các bản người LôLô đen chắc hẳn là trang phục của người phụ nữ. Bởi những bộ trang phục này thườngrất cầu kỳ từ quần, áo, khăn, mũ và được trang trí các loại hoa văn tinh xảonhư hình tam giác, hình vuông, mặt trời... Kỹ thuật trang trí bằng cách khâu vácác mảnh vải màu lên trang phục. Mỗi chi tiết, hoa văn đều thể hiện nét đẹp tínngưỡng, văn hóa truyền thống riêng.

Trang phục của người Lô Lô đen có màu đen làm chủ đạo. Phụ nữLô Lô đen mặc áo chàm tự dệt, là loại áo ngắn, xẻ ngực, cổ tròn. Kích thước mộtáo trung bình chỉ dài khoảng 40 cm, rộng vai 40 - 42 cm. Vì vậy khi mặc, thườngđể hở phần bụng. Ngày nay, phần bụng hở được mặc thêm một áo lót mỏng màu trắnghoặc xanh da trời bằng vải phin. Hai ống tay áo hẹp, hình búp măng. Phần dươínách được khâu thêm miếng vải hình tam giác cân làm cho áo có hình cánhdơi.

Việc trang trí trên tay áo tạo thành hai phần rõ rệt. Phần nưảtay áo từ bả vai xuống đến khuỷu tay được khâu bằng bốn đường vải màu đỏ hay màuhồng cách đều nhau tạo thành vòng tròn khép kín. Phần từ khuỷu tay đến cổ taylà các khoanh vải màu (đỏ, xanh, vàng nối nhau), thường là 9 khoanh, có thể rộngbằng nhau hoặc to nhỏ khác nhau. Gấu áo và nẹp áo được viền bằng vải hoa, rộngkhoảng 1 cm để trang trí. Trên đường viền gấu áo và nẹp áo có khâu nối ba đườngchỉ xanh, vàng, trắng. Phía trong nẹp áo cả hai bên được khâu thêm một mảnh vải.

Áo phụ nữ Lô Lô đen có 4 hoặc 5 khuy cài bằng vải hay đínhcúc đồng. Phần sống lưng áo là nơi tập trung các mảng trang trí hoa văn nhiêùnhất, nơi thể hiện bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, sáng tạo của phụ nữ Lô Lô đen.Miếng vải trang trí rộng 10 - 12 cm, chạy suốt từ cổ áo đến gấu áo. Mảnh trangtrí này được tạo bởi các mảnh vải hình tam giác cân, hình vuông ghép lại tạothành ba hoặc bốn hình vuông to, giữa hai ô vuông ghép vải có đường thêu hìnhsóng nước bằng chỉ màu trắng. Kỹ thuật ghép vải và thêu hoa văn cầu kỳ đã tạocho chiếc áo của phụ nữ Lô Lô đen vừa rực rỡ, vừa trầm ấm bởi phần trang trítrên thân áo chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn ở giữa lưng.

Phụ nữ dân tộc Lô Lô đen tự tay cắt, khâu trang phục của mình.

Phụ nữ dân tộc Lô Lô đen tự tay cắt, khâu trang phục của mình.

Theo bà Chi Thị Vàng, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc),do đặc điểm của áo Lô Lô là mặc hở phần bụng, khoe vòng eo của người phụ nữ nêntrẻ em Lô Lô khi còn nhỏ mặc áo chui đầu, cổ tròn, áo được mở một đoạn trước ngựcvà cài bằng hai cúc đồng để trẻ dễ chui đầu khi mặc. Áo thường có thân dài chekín mông. Quần trẻ em cũng cắt kiểu quần chân què giống quần người lớn. Tuynhiên riêng với trẻ em gái, khi đến 8 tuổi bắt đầu quấn vải quanh bụng để khi lớncó được vòng eo thon gọn, mặc áo mới đẹp.

Phụ nữ Lô Lô đen mặc quần cắt may từ vải chàm, là loại quầnchân què, cạp lá tọa, dài khoảng 70 - 75 cm, rộng 45 - 48 cm, không thêu thùahoa văn. Khi sử dụng, phía ngoài quần choàng thêm một tấm vải chàm từ sau ra đằngtrước và cuộn chặt lại trước bụng. Tấm vải này có tác dụng cuộn chặt cạp quần,tạo dáng cho phụ nữ đẹp hơn.

Phụ nữ Lô Lô quấn xà cạp cũng được làm từ vải chàm, là loạixà cạp có hình dáng như một tam giác nhọn, cạnh rộng 30 cm, đầu nhọn có dây vảidài để buộc. Khi dùng áp đầu rộng vào cổ chân, sau khi quấn xong dùng dây vảiquấn ngược lại và buộc nối ở phía cổ chân để xà cạp không bị tụt.

Đặc biệt hơn cả là khăn đội đầu của phụ nữ Lô Lô. Chính kiêủquấn khăn đội đầu của chị em phụ nữ đã tạo ra nét độc đáo trong trang phục củadân tộc Lô Lô đen. Chị Dương Thị Thào, xóm Cà Mèng, xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) chobiết: Khăn đội đầu của phụ nữ Lô Lô đen gồm ba loại (hai khăn đen bằng vải chàmvà một khăn bằng vải trắng). Khăn trắng là loại khăn hình chữ nhật, có chiêùdài khoảng trên 100 cm, rộng 30 cm. Khăn đen bằng vải chàm, có hai loại: một loạidài khoảng 150 cm, rộng 40 cm. Một loại dài khoảng 130 cm, rộng 15 cm (đã gấp nếpvà thêu trang trí ở hai đầu). Khi đội khăn, phụ nữ Lô Lô búi gọn tóc lên đỉnh đầu,dùng khăn trắng quấn nhiều vòng trong cùng và để chừa lại một đoạn đủ quấn mộtvòng ngoài cùng. Tiếp đến dùng khăn vải chàm rộng quấn hai vòng quanh đầu và quấnnốt vòng khăn trắng bên ngoài những vòng khăn đen, sau đó hất một đầu dải khănđen về phía sau lưng. Dải khăn này dài chấm thắt lưng. Cuối cùng quấn chiếckhăn chàm hẹp phía ngoài, một đầu dải khăn cũng được luồn mối và hất ra phíasau lưng. Dải khăn này chỉ dài quá vai người đội một chút.

Trang phục nam giới Lô Lô đen tương đồng với trang phục nam của các dân tộc khác của Cao Bằng.

Trang phục nam giới Lô Lô đen tương đồng với trang phục nam của các dân tộc khác của Cao Bằng.

Kỹ thuật quấn khăn của phụ nữ Lô Lô đen phải đạt hai tiêuchuẩn, đó là khăn phải phủ kín đầu và đồng thời phải “khoe” được cả ba loạikhăn quấn trên đầu ra ngoài. Với phương pháp quấn khăn này đã tạo nên phongcách riêng độc đáo cho chị em phụ nữ Lô Lô đen.

Ngoài bộ y phục, phụ nữ Lô Lô đen thường đeo túi trầu đượckhâu bằng vải chàm, có kích thước 10 cm x 8 cm, được luồn bằng hai sợi dây kếtbằng các sợi chỉ màu. Hai đầu dây được xâu từ 10 - 12 đồng xu để trang trí. Khiđeo túi, những đồng xu này được khoe về phía trước bụng. Túi trầu được đồng bàosử dụng như một vật trang điểm cho người phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ Lô Lô đencòn sử dụng nhiều trang sức bằng bạc rất đa dạng như: vòng cổ, vòng tay, xàtích... Bạc với người Lô Lô đen không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, tâm linh mà cònlà thứ hồi môn của bố mẹ cho con gái khi đi lấy chồng.

Nam giới Lô Lô đen mặc khá đơn giản với trang phục khá tươngđồng với nam của các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chỉ. Bộ trang phục của họ gồm có:khăn quấn đầu được làm bằng vải chàm, dài chừng 2 m, rộng 40 cm, không có trangtrí. Khi dùng, khăn được gấp thành bốn lần theo chiều dọc và quấn nhiều vòngquanh đầu như đội khăn xếp của người Kinh, mối khăn được giắt phía sau gáy. Áođược khâu bằng vải chàm, cắt 5 thân, dài trên đầu gối, khoét nách, xẻ tà 2 bên,cổ tròn, cài cúc lệch sát nách phải. Khuy áo bằng đồng hoặc nhựa. Từ nách áo xuốnggấu áo được đáp một mảnh vải rộng khoảng 10 cm để làm cho thân áo xòe rộng dần.Nam giới Lô Lô đen mặc quần khâu bằng vải chàm, kiểu chân què, ống rộng, cạp látọa. Trong những dịp lễ, tết, hội hay cưới xin, nam giới Lô Lô đen thường mặcquần bằng vải màu xanh.

Bộ trang phục là một phần của đời sống, gắn kết đời sốngsinh hoạt và tâm linh của người Lô Lô. Trước sự biến đổi của thời gian, cuộc sốngngày càng gần hơn với sự giao lưu hội nhập nhưng bộ trang phục này luôn là niềmtự hào của người dân Lô Lô trên những bản vùng cao.

Thanh Thúy

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/van-hoa/doc-dao-trang-phuc-dan-toc-lo-lo-den