Bến họp từ lúc 3 giờ sáng mỗi ngày. Trong ánh đèn điện mờ mờ vừa đủ để soi thấy đường đi, những chiếc đèn pin đeo trên cổ, trên ngực, trên trán của những người mua bán tại chợ đã phát huy tác dụng đặc biệt.
Từ việc soi đường để ngư dân chuyển cá từ ghe lên bờ cho đến việc phân loại cá, cân cá, tính tiền…đều cần đến chiếc đèn pin soi tỏ để làm việc cho chính xác.
Cho đến khi không dùng đến chiếc đèn pin nữa thì trời cũng đã sáng và bến cũng đã thưa thớt người. Đó là sinh hoạt thường ngày ở bến cá làng chài An Hải.
Bến cá tại làng chài An Hải là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích hải sản tươi ngon. Đây là nơi tập trung nhiều hải sản tươi sống vừa được đánh bắt. Để có cơ hội thưởng thức những loại hải sản ngon nhất, bạn nên tranh thủ dậy sớm vào buổi sáng để tận tay rinh về rổ hải sản tươi ngon cho bữa ăn của mình.
Phú Yên có 189 km bờ biển và rất nhiều làng chài với những bãi biển thoai thoải cát vàng. Ngoại trừ những nơi có cảng cá, tập trung những tàu thuyền lớn đánh bắt khơi xa, còn lại những ghe thuyền đánh bắt gần bờ, đi tối về sớm mai thường cập bến ở bãi neo đậu.
Những giỏ cá các loại, tươi roi rói được các chị, các mẹ phân loại bán sỉ cho những người mua bán nhỏ hoặc tự mình mang đi các chợ quanh vùng.
Việc mua - bán ở bến sớm diễn ra rất nhanh chóng để người mua còn kịp tới những chợ xa hơn. Người bán ở đây hầu như không nói thách, bởi “bán để người ta còn đi bán lại kiếm đồng lời, mình đâu cần thách giá”, một chị giãi bày.
Ở làng chài An Hải có một nét rất riêng là du khách có thể vừa ngắm trăng chờ bình minh lên trên biển, vừa hít không khí sớm mai trong lành, vừa xem ngư dân kéo lưới đánh bắt hải sản và “săn” hải sản tươi ngay trên mép nước tại bến thuyền neo đậu của ngư dân.
Hòa với các tiểu thương, chúng tôi cũng chọn mua lẻ một ít cá, ốc, mực tươi nháy, rồi ghé lại một chị hàng bánh xèo ở ngay trong xóm chài nhờ đúc bánh xèo với mớ mực tươi vừa mua được.
Với những vị khách đến biển du lịch, cảm giác mua được mớ hải sản tươi rói nơi bờ cát là một trải nghiệm rất thú vị. Chợ trong biển, biển giữa lòng phố không chỉ là một cảnh quan đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn, nhiều người đi chợ không phải để mua bán mà chỉ là muốn xuống đẩy thuyền cùng ngư dân hoặc nhìn họ gỡ con cá, con ghẹ... từ lưới ra.
Bến cá tại làng chài An Hải là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích hải sản tươi ngon. Đây là nơi tập trung nhiều hải sản tươi sống vừa được đánh bắt. Để có cơ hội thưởng thức những loại hải sản ngon nhất, bạn nên tranh thủ dậy sớm vào buổi sáng để tận tay rinh về rổ hải sản tươi ngon cho bữa ăn của mình.
Mùa này, khi biển bắt đầu đi dần ra xa, bãi cát trước làng chài như rộng lớn hơn. Buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu ưng ửng ở phía đông, những chiếc thuyền đánh cá gần bờ bắt đầu cập bờ ở ngay chân sóng (thuyền nhỏ này đi tìm luồng cá từ chiều hôm trước; còn những thuyền lớn hơn, đánh bắt dài ngày ở khơi xa sẽ cập vào cảng cá). Lúc này, không gian bãi biển gần mép nước ngay trước làng trở thành bến cá.
Khi mặt trời lên, phóng tầm mắt về phía biển, du khách sẽ bắt gặp trọn vẹn sắc xanh thiên thanh yên bình và mùi vị của biển đậm đà. Có lẽ, cũng chính vì vẻ đẹp dễ dàng đi vào lòng người như thế mà An Hải khiến trái tim người lữ hành bồi hồi rung động. Du lịch biển, khám phá cuộc sống ngư dân lại được thưởng thức sản phẩm của đại dương quả là thú vị.
Xuất phát từ TP Tuy Hòa lúc 3h30 sáng, xuống đến thôn Phước Đồng, xã An Hải vừa lúc để cảm nhận nhịp sống và hoạt động giao thương rất đặc trưng của người dân miền biển. Trời đâm mây ngang rồi dần hửng sáng, ánh bình minh “phả” xuống mặt biển loang loáng. Những con sóng miệt mài vỗ vào bờ và cũng vỗ về lên cơ thể hàng trăm du khách đang nô đùa dưới nước. Người không bơi thì chạy bộ, tập thể dục, một số người khác tạo dáng tranh thủ làm vài kiểu ảnh lưu niệm.
Bình thường như mọi ngày, khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc những chiếc thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Để rồi khi bình minh ló dạng, ngư dân trở về với khoang thuyền đầy ắp những “món quà” từ biển khơi. Bến cá đèn pin cũng từ đó mà ra đời.
Hồng Vĩnh