Đọc số tiền khi đổ xăng dễ bị 'rút ruột', mất tiền oan mà không biết
Nhiều người khi đi đổ xăng thường có thói quen 'đổ 50 nghìn xăng, 80 nghìn xăng' mà không biết rằng đang vô tình làm mất tiền oan mà không biết.
Đổ xăng theo số tiền
Nhiều người cứ vào trạm xăng là có thói quen nói đổ 50 nghìn, 30 nghìn cho tiện trả tiền. Tuy nhiên, điều này vô hình chung tạo điều kiện cho các nhân viên bán xăng lừa người tiêu dùng.Bởi vì các chương trình trên máy bơm xăng được lập trình ăn gian theo số tiền. Nên thói quen đổ xăng kiểu này chỉ khiến bị thiệt hại hơn. Cách tốt nhất đó là nên đổ theo dung tích. Ít thì một lít nhiều thì 2, 3 lít. Đừng ngại việc thối tiền lẻ, còn hơn là bị “lừa” ngày này qua ngày khác.
Nếu sợ bị đầy bình do không ước lượng được xăng khi đổ chỉ cần để bình xăng gần cạn, kim chỉ vạch về mức màu đỏ rồi đổ xăng với số lít chẵn, thấp hơn dung tích của bình. Đây là kinh nghiệm mà các nhà sản xuất khuyến nghị để đảm bảo xăng không bị tràn ra ngoài.
Không nên đổ xăng giữa buổi trưa
Không nên chọn thời gian giữa trưa vì lúc này xăng giãn nở nhiều do nhiệt độ bên ngoài rất cao. Nếu đổ khoảng 10 lít thì bạn sẽ chỉ nhận được 9,2 - 9,3 lít và còn lại là hơi xăng.Thời điểm buổi sáng thì xăng co lại sau một đêm nên sẽ được lợi khá nhiều. Vì vậy, nên tranh thủ đổ xăng vào khung giờ này, mỗi tháng sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí cho chiếc xe của mình.
Không nên đổ xăng đầy bình
Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm (khi đó khách hàng sẽ nghe thấy tiếng ngắt rất lớn của cò vòi).
Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển. Vì vậy, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị đó, hóa ra mình bị "lừa" đã lâu mà vẫn không hay biết.
Không đổ xăng ở cây xăng lạ
Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là người tiêu dùng, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.
Quan sát kỹ khi mua xăng ở cây xăng
Thứ nhất, người dùng có thể phát hiện được những biểu hiện “lạ” của nhân viên trạm xăng. Thứ hai, nên biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ cũng nên lưu ý.