'Đôi cánh ma thuật' MiG-27 của Liên Xô vì sao dần biến mất?

'Đôi cánh ma thuật' MiG-27 là dòng máy bay cường kích nổi tiếng của Liên Xô. Chúng từng được sử dụng trong lực lượng không quân các nước thuộc khối quân sự Warsaw, cũng như ở các nước Sri Lanka, Cuba, Iraq, Libya, Algeria... song đến nay dần bị thay thế.

Từng là một phương tiện chiến đấu đáng gờm của Không quân Liên Xô thời cuối Chiến tranh Lạnh và được nhiều quốc gia tin dùng, nhưng cường kích MiG-27 giờ đây đã trở nên nhạt nhòa và dần bị thay thế.

Với tên gọi "Flogger" theo định danh của NATO, máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 là phiên bản nâng cấp của tiêm kích MiG-23.

Cải tiến dễ nhận thấy ở MiG-27 so với MiG-23 là việc nâng cấp ở mũi máy bay để phi công có tầm nhìn tốt hơn khi tấn công.

Lớp giáp của MiG-27 được gia cố bao quanh các bộ phận quan trọng của máy bay và các cải tiến ở hệ thống điện tử hàng không liên quan tới khả năng gây nhiễu, cũng như điều hướng.

Để phù hợp với vai trò đã thay đổi của MiG-27, hệ thống radar ban đầu đã được thay thế bằng máy đo xa laser.

Mig-27 có ưu thế tấn công ở độ cao thấp.

MiG 27K là phiên bản tiên tiến nhất, có thiết bị ném bom, bắn tên lửa chính xác bằng điều khiển quang-điện, laser.

Trọng lượng rỗng của MiG-27 là 11.908kg, trong khi trọng lượng có tải là 20.300 kg.

Máy bay sử dụng động cơ Khatchaturov R-29B-300, cho phép nó đạt tầm bay 2.500km khi tuần tiễu, trần bay 14.000m, và vận tốc cực đại lên tới Mach 1.10 (1.350 km/h) trên biển, Mach 1.77 (1.885 km/h) trên đất liền.

Bán kính chiến đấu của MiG-27 là 780km. Nếu mang theo hai tên lửa Kh-29 ASM thì bán kính hoạt động chỉ còn 540km.

Trần bay cao nhất của MiG-27 là 14.000 m, tốc độ lên cao 200m/giây.

Thiết kế cánh của máy bay cho phép nó điều chỉnh lực nâng, tốc độ, cũng như các đặc điểm xử lý khi đang bay để phù hợp với bất cứ tình huống chiến đấu nào.

Tổng khối lượng vũ khí được trang bị trên MiG-27 lên đến 4.000kg gồm bom đa dụng, tên lửa điều khiển không đối đất.

Ngoài tên lửa, MiG-27 có 1 pháo 6 nòng 30mm với 260 viên đạn được lắp ở dưới thân.

Khẩu pháo 6 nòng GSh-6-30 cỡ 30mm khi bắn tạo ra độ giật lớn tới mức có khả năng làm hỏng cấu trúc và hệ thống điện tử hàng không của máy bay.

Độ rung giật mạnh của GSh-6-30 cũng thường làm vỡ đèn hạ cánh của cường kích MiG-27, khiến chúng phải vận hành ở những sân bay có hệ thống đèn chiếu sáng mạnh vào ban đêm.

Khẩu pháo này cũng là thủ phạm làm cửa khoang chứa càng trước của MiG-27 bị kẹt hoặc xé rách, khiến máy bay ít nhất 3 lần 'hút chết' khi phải hạ cánh khẩn cấp.

Thậm chí từng khiến nắp khoang lái của một chiếc MiG-27 bị bung trong khi bay.

Số mảnh văng quá lớn trong mỗi viên đạn của GSh-6-30 cũng có thể gây rắc rối.

Mỗi viên đạn 30x165 mm có thể gây hư hại cho các máy bay trong bán kính 200m quanh điểm nổ, gồm chính phi cơ đã khai hỏa loạt đạn.

Cả MiG-27 và "người tiền nhiệm" MiG-23 đều gặp phải nhiều vấn đề về kỹ thuật, có thể cản trở tính hiệu quả của máy bay và gây ra nhiều thách thức cho phi công.

Động cơ của máy bay thường xuyên gặp trục trặc, hệ thống điều hòa không khí hoạt động không tốt khi máy bay ở độ cao thấp.

Điều này từng gây ra nhiều trở ngại cho các phi công khi điều khiển chiếc MiG-27 Flogger này.

Cường kích MiG-27 Flogger cũng từng tham gia Chiến tranh Kargil 1999 giữa Ấn Độ và Pakistan.

Ngoài hoạt động ở Ấn Độ và Sri Lanka, MiG-27 còn phục vụ trong lực lượng không quân Nga, Belarus nhưng đã bị loại bỏ dần trong thời gian sau khi Liên Xô tan rã.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/doi-canh-ma-thuat-mig-27-cua-lien-xo-vi-sao-dan-bien-mat-post546741.antd