Đổi mới căn cơ hoạt động giám sát của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cuộc sống

Sáng ngày 18/02 tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Ban chỉ đạo Đề án Tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội chủ trì buổi Tọa đàm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nguyên đại biểu Quốc hội các khóa về Dự thảo Đề án.

Thực tiễn hoạt động giám sát đã và đang bộc lộ những hạn chế bất cập, cả trong chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, hoạt động giám sát cần được nghiên cứu kỹ hơn để đổi mới căn cơ, hoàn thiện, thiết thực hơn và đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Dư địa để đổi mới hoạt động giám sát của QH vẫn còn nhiều để bảo đảm hoạt động giám sát của QH phải làm “phải làm đến nơi, đến chốn¸có bằng chứng cụ thể, có đánh giá sát, đúng với từng lĩnh vực, xác định trách nhiệm giải trình của tập thể, cá nhân, đưa ra kiến nghị, đề xuất sắc sảo và cũng phải theo dõi cả việc tổ chức thực hiện các kiến nghị, kết luận giám sát” như phát biểu như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị triển khai toàn quốc về Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.

Đánh giá dự thảo Đề án được chuẩn bị công phu, sâu sắc, tuy nhiên GS.TS Trần Ngọc Đường cũng cho rằng, Đề án cần nêu được bức tranh khái quát, đánh giá thêm vai trò, hiệu lực hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội cũng như hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội và ĐBQH. Hoạt động giám sát cần được đánh giá trong mối quan hệ với chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

GS.TS TRẦN NGỌC ĐƯỜNG, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội : Chất vấn là phương thức giám sát hiệu quả nhất nhưng 1 trong những mục đích là quy trách nhiệm đến cùng của người trả lời chất vấn thì tôi thấy hơi dàn trải, chưa tập trung cho đối tượng mình chất vấn. Nên tập trung vào 1 người trước tiên, cái gì chưa rõ thì mới hỏi các Bộ trưởng khác, có như thế thì mới truy đến cùng trách nhiệm được.

Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng lại cho rằng, Quốc hội là thiết chế chính trị, do vậy việc thiết chế giám sát của QH cần thực hiện ở tầm chính trị, còn việc đúng sai là vấn đề của cơ quan chuyên môn.

TS NGUYỄN SỸ DŨNG, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Quốc hội là thiết chế theo kiểu hội nghị, không thể giams sát như thanh tra, kiểm tra được, do đó phải dùng công cụ như chế đội hội nghị như: chất vấn, điều trần, bỏ phiếu tín nhiệm. Do đó vi phạm theo nguyên tắc chế độ hội nghị, có thể đi khảo sát thì được nhưng vẫn phải gs bằng hội nghị.

PGS.TS LÊ MINH THÔNG, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Giám sát QH bản chất là gs chính trị nhưng nó lại làm rõ trách nhiệm, nhưng chúng ta đứng trước sợi dây rút kinh nghiệm rất dài vô tận, các đối tượng nhận trách nhiệm nhưng k rõ ntn gì cả. Do đó trong kết luận giám sát đó, chúng ta định vị trách nhiệm chính trị cụ thể đó như thế nàon. Trong chất vấn, nhiều Bộ trưởng nói là tôi xin nhận trách nhiệm, nhưng xong rồi, đâu lại đấy.

Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, cho ý kiến về nhiều nội dung khác như: điều hòa hoạt động giám sát, chất vấn, giám sát chuyên đề, việc lấy phiếu tín nhiệm… để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoat động giám sát của Quốc hội./.

Thực hiện : Khắc Phục Anh Đức

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/doi-moi-can-co-giam-sat-cua-quoc-hoi-dap-ung-yeu-cau-cuoc-song