Đối phó tên lửa hành trình, Việt Nam có cần S-350E?

Với số lượng đạn tên lửa trên mỗi bệ phóng nhiều gấp 3 lần S-300 hoặc S-400, S-350E là lựa chọn lý tưởng đối phó với một cuộc tập kích đường không quy mô lớn sử dụng tên lửa hành trình.

Trả lời tờ Krasnaya Zvezda, Phó tư lệnh lực lượng phòng không thuộc lực lượng không gian vũ trụ Nga (VKS) - Đại tá Yuri Muravkin cho biết, hệ thống phòng không S-350 Vityaz là một "sát thủ tên lửa hành trình" - nó sẽ sớm thay thế các hệ thống S-300PS từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia

Lý giải cho thông tin cho rằng S-350 là "sát thủ tên lửa hành trình", Đại tá Muravkin cho biết, một bệ phóng S-350 được trang bị số lượng tên lửa nhiều gấp 3 lần so với một bệ phóng của S-300 hay S-400, cho nên S-350 Vityaz có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công đồng thời từ bất kỳ hướng nào. Nguồn ảnh: Wikipedia

Vị đại tá này cũng tuyên bố rằng, hệ thống S-350 sẽ được ưu tiên trang bị cho các đơn vị tên lửa phòng không đóng quân ở biên giới và bờ biển. Nguồn ảnh: Wikipedia

Tuy không thể nói gì hơn về tiềm năng xuất khẩu của tổ hợp S-350, thế nhưng với việc liên tiếp được tung ra ở các cuộc triển lãm ngay khi còn đang trong giai đoạn phát triển cho thấy Almaz-Antey và Rosoboronexport luôn mong ngóng việc bán được nhiều nhất có thể vũ khí phòng không mới. Đó là cơ hội với những quốc gia như Việt Nam có truyền thống sử dụng tên lửa phòng không Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia

S-350 hay còn gọi là S-350E hoặc 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung được phát triển để thay thế vai trò các hệ thống phòng không S-300PS và S-300PT-1A. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Một hệ thống thường bao gồm: 1-8 bệ phóng tự hành 50P6 (mỗi bệ phóng trang bị 12 quả đạn); một trạm chỉ huy 50K6A và 1-2 đài radar mạng pha bị động 50N6A. Nguồn ảnh: Wikipedia

S-350E trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: 9M96/E/E2 có tầm bắn 12-120km và 9M100 có tầm bắn 10-15km. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin

Hệ thống có khả năng đánh trả đồng thời 16 mục tiêu khí động học hoặc 12 mục tiêu đạn đạo với 32 quả tên lửa ở tầm bắn 1,5-120km với mục tiêu khí động và 1,5-30km với tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cận cảnh đài radar 50N6A với anten mạng pha bị động có khả năng nhìn vòng mọi độ cao, phát hiện sớm mục tiêu, chiếu xạ và dẫn đường tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia

Còn đây là trạm chỉ huy 50K6A. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video năng lực hệ thống phòng không S-350E. Nguồn: RT

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/doi-pho-ten-lua-hanh-trinh-viet-nam-co-can-s-350e-1251736.html