Nằm ở thôn Tiên Hội, xã Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội, đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn từng là một ngôi đền có quy mô khá lớn của thời Hậu Lê.
Đền là nơi thờ ông Nguyễn Đình Huấn, một vị Quận công xuất thân từ quan võ, phò tá hai chúa Trịnh Doanh và Trịnh Sâm tại phủ chúa ở kinh thành Thăng Long.
Theo chính sử, do lập nhiều công trang, sau khi mất Quận công Nguyễn Đình Huấn được phong là “Đại tư đồ tứ thụy trung mẫn bao phong tiết khái hiến vọng tuệ trí mẫn đạt đại vương Nguyễn tướng công hiệu đoan chính phủ quân”, được mở danh ở triều.
Để tưởng nhớ vị Quận công tài đức, hai ngôi đền thờ đã được lập, một ngôi đền ở Tiên Hội, Đông Anh, ngôi đền thứ hai ở Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.
Trải qua 240 năm thăng trầm, ngôi đền ở Tiên Hội đã sụp đổ theo thời gian. Những gì còn lại chỉ là các di vật bằng đá đứng trơ gan cùng tuế nguyệt.
Nổi bật trong đó là hai hàng tượng quan hầu, mỗi hàng gồm bốn tượng, vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Các bức tượng được tạo hình rất sinh động, mang phong cách nghệ thuật điển hình của thời Lê trung hưng.
Mỗi bức tượng lại mang những đặc điểm riêng về tướng mạo, y phục, không có cặp tượng nào giống nhau hoàn toàn.
Cận cảnh khuôn mặt một quan hầu.
Các chi tiết chính trên thân tượng.
Chân tượng liền với đế hình khối vuông.
Ngoài bốn cặp tượng quan hầu, đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn còn một cặp chó đá án ngữ hai bên cổng.
Chính điện của đền đang được xây dựng lại.
Tượng thờ của ngôi đền xưa được đặt trong chính điện.
Một số chân cột bằng đá hơn 2 thế kỷ còn được lưu giữ.
Quốc Lê