Đội quân đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng không hề có ghi chép nào?
Sách sử Trung Quốc vốn nổi tiếng đầy đủ và tỉ mỉ nhưng lại không hề viết một chữ nào về Đội quân đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng, điều này khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vài chục năm gần đây mới bắt đầu nổi tiếng tại Trung Quốc, "sức nóng" của những cổ vật này từng sánh ngang với Vạn Lý Trường Thành. Trong mắt người phương Tây, Đội quân đất nung này cũng trở thành Kỳ quan thứ 8 (một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để nói về những thứ có thể so sánh với 7 kỳ quan của thế giới cổ đại về mức độ ảnh hưởng) của thế giới.
Vậy mà, trong suốt một thời gian dài sau khi nhà Tần sụp đổ, từ nhà Hán tới tận nhà Thanh, kể cả vì người xưa vô cùng quý trọng đất đai, không tùy tiện tiến hành khai quật quy mô lớn, thế nhưng sách sử Trung Quốc nổi tiếng đầy đủ và tỉ mỉ cũng không hề viết một chữ nào về Đội quân đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng, điều này khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Lẽ nào đúng là người Trung Quốc xưa kia đã loại bỏ sự tồn tại của đội quân đất nung, tuyệt nhiên không hề ghi chép lại bất cứ thông tin gì? Thực ra, vấn đề này được lý giải khá thỏa đáng như sau:
Ảnh hưởng từ việc Hạng Vũ cho đốt sách cổ của nhà Tần
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, toàn cảnh xã hội khi đó không hề tiến vào giai đoạn ổn định lâu dài. Vì Tần Thủy Hoàng chết quá sớm, chưa tới năm mươi tuổi đã qua đời, trong khi Hán Cao Tổ Lưu Bang chỉ kém Tần Thủy Hoàng 3 tuổi, nhưng thời điểm ấy Lưu Bang chỉ mới vừa dấy binh khởi nghĩa, chuẩn bị gây dựng cơ đồ của mình, Tần Thủy Hoàng vẫn chưa chọn ra được người nối nghiệp, khiến nhà Tần sụp đổ trong tay Tần Nhị Thế.
Trong đó, hai nhân vật chính lật đổ nhà Tần là Lưu Bang và Hạng Vũ. Nếu như không có hai người này, nhà Tần vẫn có thể giữ được vùng Quan Trung.
Người tiến vào Hàm Dương sớm nhất là Lưu Bang, bởi ông tiếp thu diệu kế diệt Tần của Trương Lương, nhưng sau khi vào được Hàm Dương, việc đầu tiên Lưu Bang làm là hưởng thụ sau khi đã lên được giai cấp khác, công thần võ tướng đều đi cướp đoạt vàng bạc châu báu trong quốc khố nước Tần, Lưu Bang cũng vào ở luôn trong cung Hàm Dương.
Lưu Bang tuy là người nước Sở, nhưng ông không hề có hận thù sâu sắc với nước Tần, thế nên sau khi Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, cung điện và những tài liệu văn hóa, lịch sử của của nước Tần vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Hạng Vũ lại không như thế, khi ấy kể ra thế lực của Hạng Vũ lớn nhất thiên hạ, dù Lưu Bang vào được Hàm Dương sớm nhất, cũng chỉ có thể ngoan ngoãn rút khỏi đó, nhường thành Hàm Dương cho Hạng Vũ.
Hạng Vũ là hậu duệ của danh tướng Hạng Yên, quý tộc nước Sở, ông có mối hận sâu sắc với nước Tần, bởi nước Sở bị nước Tần tiêu diệt, ông nội Hạng Yên của ông cũng chết dưới tay đại tướng nước Tần.
Thế nên sau khi vừa vào được Hàm Dương, việc đầu tiên Hạng Vũ làm là cướp đoạt hết vàng bạc châu báu, sau đó giết chết Tần Tam Thế Tử Anh, cuối cùng thiêu rụi cơ nghiệp sáu trăm năm của nhà Tần. Rất nhiều sách sử cổ quý giá cũng bị thiêu cháy trong ngọn lửa dữ dội đó.
Hình ảnh nhân vật Hạng Vũ trên phim.
Sau này, khi Tư Mã Thiên viết sách sử, có một cách rất quan trọng, đó là đọc sách sử nước Tần để miêu tả về lịch sử nhà Tần. Mồi lửa của Hạng Vũ khiến lịch sử nhà Tần bị thiệt hại rất lớn.
Trong ghi chép của Tư Mã Thiên không có Đội quân đất nung ngày nay chúng ta thấy, rất có thể là bởi khi ấy sách sử nhà Tần ghi chép về việc chế tạo vào công dụng của Đội quân đất nung đã mất trắng trong ngọn lửa của Hạng Vũ.
Có thể Đội quân đất nung không phải là đồ tùy táng
Suốt một thời gian dài, chúng ta vẫn luôn coi Đội quân đất nung là đồ tùy táng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhưng ngày nay người ta đã đưa ra ý kiến mới về vấn đề này. Bởi Đội quân đất nung cách lăng chính của Tần Thủy Hoàng 1,6 km, xét theo quy chế nhà Tần, khoảng cách này quả thật quá xa, hoàn toàn không phải tiêu chuẩn Thân vệ của Tần vương.
Vả lại khi khai quật Đội quân đất nung, người ta quan sát thấy tượng có nhiều màu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông chọn áp dụng học thuyết Ngũ hành của Trâu Diễn người nước Tề, tương ứng với nhà Tần hẳn phải là thủy đức, thế nên nhà Tần tôn sùng màu đen.
Trước khi Tần Thủy Hoàng chưa thống nhất Trung Quốc, thành phần quân đội khá phức tạp, có các thế lực xen lẫn nhau. Về cơ bản, binh sĩ quân đội thời điểm ấy đều tự mang theo vũ khí ra trận, chẳng qua vũ khí của nước Tần thống nhất hơn các nước khác, thế nên chỉ có chuyện binh sĩ bị chậm lương thực, chứ chẳng có chuyện họ hưởng ứng chế độ chiêu mộ binh sĩ.
Những điều ấy dường như đều nói với chúng ta rằng: Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng rất có thể là một loại công cụ huấn luyện, chứ không phải đội vệ binh của Tần Thủy Hoàng.
Vì những tượng đất nung này thường xuyên được cất dưới lòng đất, tuy người ta biết được sự tồn tại của chúng, nhưng vì chúng không thuộc danh sách đồ tùy táng trong lăng Tần Thủy Hoàng, mà là công cụ huấn luyện tân binh của nhà Tần, không được liệt vào trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng là điều rất đỗi bình thường.