Đóng góp tiếng nói của thanh niên Việt Nam vào công cuộc ứng phó với BĐKH toàn cầu
Tại Hội nghị COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh, cùng với nhiều quốc gia, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng '0', tham gia Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu cùng nhiều sáng kiến khác trong xu thế phát triển tất yếu của thế giới về chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển phát thải thấp. Việt Nam đã có những hành động tích cực, chủ động để hiện thức hóa các cam kết trên. Đặc biệt là thanh niên – lực lượng tiên phong, những chủ nhân tương lai của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện các cam kết này thông qua Báo cáo đặc biệt 'Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu năm 2022'.
Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu và nhanh hơn so với dự báo, tác động đến mọi mặt, cả về kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, an ninh của mỗi quốc gia. Tại Hội nghị COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh, cùng với nhiều quốc gia, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0", tham gia Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu cùng nhiều sáng kiến khác trong xu thế phát triển tất yếu của thế giới về chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển phát thải thấp. Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận thức rõ những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có những hành động tích cực, chủ động để hiện thức hóa các cam kết trên. Đặc biệt là thanh niên – lực lượng tiên phong, những chủ nhân tương lai của đất nước, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình thực hiện các cam kết này thông qua Báo cáo đặc biệt "Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu năm 2022".
Ông Tăng Thế Cường cho rằng đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp tiếng nói của thanh niên Việt Nam vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Bản báo cáo năm nay được viết bởi 24 tác giả trẻ tiêu biểu trên cả nước. Báo cáo gồm bốn chủ đề chính: Thanh niên với chính sách khí hậu và quá trình ra quyết định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải hướng tới phát thải ròng bằng "0"; và thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Báo cáo đặc biệt 2022 cho thấy thanh niên Việt Nam đã, đang, và sẽ hành động nhiều hơn nữa, không chỉ chủ động kết nối mọi nguồn lực khác nhau trong xã hội để chung tay ứng phó với BĐKH mà còn đóng góp tiếng nói mạnh mẽ hơn ở các diễn đàn trong nước, khu vực và quốc tế. Hơn ai hết, các bạn trẻ coi BĐKH là một mối đe dọa hiện hữu, nhưng đồng thời là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo - hành động vì một tương lai phát triển bền vững.