Đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy ngành khoáng sản phát triển theo hướng xanh, hiệu quả, bền vững
Đội ngũ chuyên gia của Hội Kinh tế Môi trường và Tạp chí Kinh tế Môi trường luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển chuyên ngành khai khoáng theo hướng xanh, hiệu quả và bền vững.
ứng khoáng sản toàn cầu, mang đến cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng lợi thế này, ngành khoáng sản cần phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình khai thác, đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững.
Đó chắc chắn là một hành trình dài và không thể thiếu đi sự đồng hành của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Xoay quanh chủ đề nóng hổi này, phóng viên đã cuộc trao đổi với PGS.TS Trương Mạnh Tiến, chuyên gia Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường.

Phóng viên: Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là chất bán dẫn và khoáng sản chiến lược, đang tạo ra những xáo trộn đáng kể trên thị trường toàn cầu. Ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về tác động của tình hình này đối với các doanh nghiệp Việt Nam?
Chuyên gia: Đúng vậy, Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là chất bán dẫn – một yếu tố then chốt trong sản xuất các thiết bị điện tử, trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Song song đó, khoáng sản chiến lược như đất hiếm, than chì, gali, antimon hay germani cũng trở thành những nguồn tài nguyên quan trọng mà hai cường quốc này kiểm soát chặt chẽ.
Khi hai nước siết chặt xuất khẩu, thị trường toàn cầu lập tức xáo trộn, tạo ra nhu cầu lớn đối với nguồn cung thay thế. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khoáng sản và công nghệ, nếu biết tận dụng lợi thế tự nhiên và chiến lược phát triển bền vững.

PV: Vậy, theo ông, các doanh nghiệp khai khoáng Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội này?
Chuyên gia: Trước tiên, chúng ta cần đầu tư mạnh vào công nghệ khai thác và chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất khẩu thô như trước đây. Việc hợp tác với các đối tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến là điều tối quan trọng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng vào phát triển bền vững, đảm bảo khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường, để không chỉ đáp ứng các yêu cầu trong nước mà còn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
PV: Trước bối cảnh ngành khai khoáng đang đối diện với những thách thức lớn về bài toán phát triển bền vững, ông đánh giá như thế nào về vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc định hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đơn cử như Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam?
Chuyên gia: Các tổ chức xã hội nghề nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm tự nhiên mà còn hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác hướng tới phát triển bền vững. Thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện tốt, tổ chức đào tạo và kết nối các bên liên quan, họ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hóa hoạt động sản xuất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội.

Đặc biệt, trong bối cảnh xu hướng kinh tế xanh và phát triển bền vững ngày càng được đề cao, các tổ chức này còn đóng vai trò kết nối giúp doanh nghiệp tiếp theo nguồn vốn ưu đãi, công nghệ sạch và các hỗ trợ chính sách từ chính phủ và tổ chức quốc tế. Đồng thời, họ cũng tham gia giám sát, phản biện chính sách, tạo môi trường kinh doanh minh bạch và ổn định, giúp doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý.
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp khoáng sản mà tất cả các ngành sản xuất, tài chính, công nghệ, nông nghiệp… đều có thể phát triển theo hướng bền vững, vừa gia tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo trách nhiệm với cộng đồng.

Đối với Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, có thể khẳng định đây là hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển bền vững cho ngành khai khoáng bằng cách kết nối chính sách với thực tiễn doanh nghiệp. Những năm qua, Hội không chỉ kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý mà còn thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, cung cấp các báo cáo chuyên đề để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng và áp dụng các giải pháp công nghệ xanh trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.
PV: Còn vai trò của Tạp chí Kinh tế Môi trường thì sao, thưa ông? Tạp chí đã và đang góp phần như thế nào trong việc lan tỏa xu hướng phát triển bền vững trong ngành khai khoáng sản?
Chuyên gia: Tạp chí Kinh tế Môi trường giữ vai trò là cầu nối giữa chính sách và doanh nghiệp, cung cấp những thông tin quan trọng về các quy định pháp luật, xu hướng phát triển công nghệ xanh và các mô hình kinh doanh bền vững. Nhờ vào những bài viết, phân tích chuyên sâu, Tạp chí giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và công chúng về tác động của hoạt động khai khoáng đối với môi trường, từ đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong ngành.
PV: Theo ông, trong tương lai, Hội Kinh tế Môi trường và Tạp chí Kinh tế Môi trường nên tăng cường những hoạt động gì để giúp ngành khai khoáng phát triển theo hướng xanh và bền vững?
Chuyên gia: Một trong những giải pháp quan trọng là cung cấp thông tin kịp thời về chính sách, xu hướng thị trường và tiêu chuẩn quốc tế. Hội và Tạp chí nên tăng cường việc hợp tác quốc tế, kết nối doanh nghiệp với các tổ chức khoa học để chuyển giao công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, việc tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khai thác xanh sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.