Đồng Tháp được hợp nhất từ hai tỉnh nào?
Tỉnh Đồng Tháp được thành lập vào tháng 2/1976 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh này.
1. Đồng Tháp được hợp nhất từ hai tỉnh nào?
An Giang, Sa Đéc
0%
Sa Đéc, Kiến Phong
0%
Kiến Phong, Châu Đốc
0%
Châu Đốc, Long An
0%
Chính xác
Đồng Tháp ngày nay là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích trên 3.300km2, nằm hai bên bờ con sông Tiền. Đồng Tháp có 50km đường biên giới với Campuchia ở phía tây bắc; đồng thời giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang ở phần phía bắc sông Tiền; các tỉnh Vĩnh Long, An Giang và thành phố Cần Thơ ở phần phía nam sông Tiền.
Tỉnh Đồng Tháp được thành lập tháng 2/1976 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ. Trong giai đoạn đầu, thị xã Sa Đéc được chọn là tỉnh lỵ. Đến năm 1994, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh.
2. Đồng Tháp Mười trải rộng trên mấy tỉnh?
2
0%
3
0%
4
0%
5
0%
Chính xác
Đồng Tháp Mười là tên gọi của vùng đất rộng khoảng 8.000km2, nằm ở tả ngạn sông Tiền, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Trong đó, diện tích thuộc Long An chiếm hơn 50%.
Đây được coi là vựa lúa của cả nước, giúp Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Ngoài ra, Đồng Tháp Mười cũng sở hữu hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, bảo tồn được sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng đồng bằng ngập nước.
3. Đồng Tháp Mười gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào?
Khởi nghĩa Bãi Sậy
0%
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
0%
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
0%
Khởi nghĩa Thiên Hộ Dương
0%
Chính xác
Dựa vào địa thế đầm lầy, khó tiếp cận của Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương (1827-1866), còn có tên Thiên Hộ Dương, đã lãnh đạo nhân dân lập căn cứ chống Pháp trong giai đoạn 1862-1866.
Căn cứ khởi nghĩa được bảo vệ bởi nhiều lớp đồn với quân lính canh giữ, chỉ có thể tiếp cận bằng những con đường độc đạo, xung quanh là những cánh đồng thường xuyên ngập nước sáu tháng và mùa khô cũng đầy bùn. Lo sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, thực dân Pháp đã tổng lực công phá. Dù chiếm được căn cứ, quân Pháp cũng trả giá đắt với hàng trăm lính bỏ mạng.
4. Nơi nào của Đồng Tháp đặt theo tên một vị nữ thần?
Tam Nông
0%
Hồng Ngự
0%
Tân Hồng
0%
Sa Đéc
0%
Chính xác
Thành phố Sa Đéc thuộc Đồng Tháp, là địa danh được đặt theo tên một vị thần. “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của “Phsar- Dek”. Đây là tên của một vị nữ thủy thần mà đồng bào Khmer tôn sùng. Ngoài ra, từ này còn có nghĩa là chợ Sắt.
Bên cạnh đó, theo truyền thuyết dân gian, Sa Đéc là tên của một người con gái xinh đẹp nổi tiếng trong vùng này. Vì tình yêu dang dở mà cô quyết định cắt tóc đi tu, sau đó lại trở về lập chợ. Người dân nhớ ơn nàng nên lấy tên Sa Đéc đặt cho chợ, nó tồn tại đến tận nay.
5. Đồng Tháp hiện nay có bao nhiêu thành phố?
1
0%
2
0%
3
0%
4
0%
Chính xác
Đồng Tháp hiện nay có 3 thành phố gồm Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 3 thành phố trực thuộc tỉnh. Một tỉnh khác của khu vực này cũng có 3 thành phố trực thuộc là Kiên Giang, với thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.
Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dong-thap-duoc-hop-nhat-tu-hai-tinh-nao-2348295.html