Dòng vốn của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 7 năm nhờ vào thương vụ mua trái phiếu

Việc duy trì dòng chảy vốn sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của Trung Quốc đối với các nền kinh tế mới nổi.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá mạnh nhất trong khoảng 4 năm so qua với USD vào tuần trước. Ảnh: Reuters.

Dòng tiền ròng vào Trung Quốc đạt 88,5 tỷ USD, mức cao nhất trong 7 năm, trong quý từ tháng 1 – tháng 3 khi lãi suất chênh lệch rộng đã thu hút các nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu rót nhiều vốn hơn vào Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một phân tích của Nikkei về dữ liệu của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) cho thấy, tổng dòng tiền vào trong quý đạt 590,1 tỷ USD, con số cao nhất trong số liệu thống kê có thể so sánh từ năm 2010. Tổng dòng tiền ra đạt 501,6 tỷ USD.

Dòng vốn toàn cầu bền vững sẽ đưa Trung Quốc vào vị thế tốt hơn để mở rộng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường ở các nước mới nổi.

Asia Nikkei đã kiểm tra những thay đổi hàng quý trong dữ liệu về dòng tiền vào và ra xuyên biên giới hàng tháng thông qua tài khoản ngân hàng. Đây được coi là thước đo tốt hơn số dư tài khoản vãng lai, vì dữ liệu SAFE dựa trên chuyển khoản xuyên biên giới thực tế tại các ngân hàng Trung Quốc của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một lý do khiến dòng vốn đổ vào Trung Quốc tăng cao là do các nhà đầu tư quốc tế đẩy mạnh mua trái phiếu Trung Quốc. Số dư trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ do người nước ngoài nắm giữ đã lên tới 3,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (551 tỷ USD) vào cuối tháng 3, tăng gần 60% trong năm qua khi các nhà đầu tư đổ vốn vào các dự án lớn như chương trình kết nối trái phiếu Bond Connect của Hồng Kông-Trung Quốc.

Điều này phản ánh chênh lệch lãi suất ngày càng mở rộng. Trong khi hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đã nới lỏng điều kiện tiền tệ hơn nữa vào năm ngoái để đối phó với đại dịch coronavirus thì Trung Quốc đã nhanh chóng tìm ra con đường bình thường hóa kinh tế của mình.

Những phát triển này đã giúp nới rộng tỷ lệ chênh lệch đối với nợ chính phủ 10 năm của Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy việc mua trái phiếu Trung Quốc của các nhà đầu tư tổ chức và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.

Cổ phiếu trái phiếu chính phủ Trung Quốc do người nước ngoài sở hữu lần đầu tiên đạt mốc 10% vào tháng 1. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu tìm kiếm lối thoát khỏi nới lỏng tiền tệ, lợi suất trái phiếu Trung Quốc vẫn ở mức cao đáng kể.

FTSE Russell - một công ty con của London Stock Exchange Group sản xuất, chuyên duy trì, cấp phép và tiếp thị các chỉ số thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu thêm trái phiếu chính phủ Trung Quốc vào một chỉ số được theo dõi rộng rãi vào cuối tháng 10 tới. Các nhà đầu tư tổ chức lớn, chẳng hạn như Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ khổng lồ của Nhật Bản cũng theo dõi Chỉ số Trái phiếu Chính phủ Thế giới FTSE. Theo ước tính, tổng nợ chính phủ Trung Quốc sẽ dẫn đến khoảng 130 tỷ USD được đổ vào thị trường.

Thương mại cũng thúc đẩy dòng tiền đổ vào. Một phân tích SAFE cho thấy nhu cầu về nhân dân tệ mạnh hơn giữa các công ty vì đồng tiền này dự kiến sẽ tăng giá.

Đồng nhân dân tệ đạt mức cao nhất gần đây nhất là 6,41/USD vào ngày 10 tháng 5, mạnh lên mức chưa từng thấy kể từ tháng 6 năm 2018.

Một yếu tố khác là các công ty Trung Quốc đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà máy trên thế giới cho các sản phẩm và nguyên liệu khi đại dịch Covid-19đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở các nền kinh tế mới nổi.

Một nhà quản lý của một nhóm ngân hàng quốc tế cho biết: “Các công ty châu Âu đang trả trước chi phí nhập khẩu bằng đồng nhân dân tệ để trở thành điểm đến ưu tiên cho các linh kiện từ Trung Quốc.”

Cán cân tài khoản vãng lai của Trung Quốc - đo lường các giao dịch hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới - đạt mức thặng dư 75,1 tỷ USD trong quý đầu tiên.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dong-von-cua-trung-quoc-dat-muc-cao-nhat-trong-7-nam-nho-vao-thuong-vu-mua-trai-phieu-post134844.html