Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hơn 10.000 tỷ đồng bị lún

Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng đang xảy ra hiện tượng lún. Chất lượng công trình có đảm bảo?

Theo tìm hiểu của PV, tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km chạy qua địa phận 3 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Tuyến cao tốc này phải xây dựng 18 cầu trên tuyến chính với tổng chiều dài 2,7 km, 15 cầu vượt đường ngang. Dự án được khánh thành vào tháng 1/2014 và có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km, tổng kinh phí đầu tư là 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi mới đưa vào sử dụng chưa được 6 năm đã xảy ra hiện tượng hằn, lún.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được khởi công từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài 63,8 km, tổng kinh phí đầu tư là 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi mới đưa vào sử dụng chưa được 6 năm đã xảy ra hiện tượng hằn, lún.

Trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 6.600 tỷ đồng và vốn đối ứng Việt Nam là 3.340 tỷ đồng. Quy mô bề rộng nền đường là 34,5m; trong đó đoạn Ninh Hiệp-Sóc Sơn dài 26,9 km có bề rộng mặt đường là 21m với 4 làn xe chạy và 2 làn xe dừng khẩn cấp; đoạn Sóc Sơn - Thái Nguyên dài gần 37 km có bề rộng mặt đường 18m với 4 làn xe chạy.

Dự án hoàn thiện và đưa vào sử dụng rút ngắn khoảng cách thời gian từ Hà Nôi – Thái nguyên xuống 1h 20 phút. Đây là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khi tuyến đường cao tốc này đưa vào sử dụng chưa được bao lâu thì xuất hiện nhiều điểm, đoạn bị lún.

Mục sở thị của PV Báo Gia đình Việt Nam trên tuyến cao tốc này có những vệt hằn lún sâu từ 3 - 6 cm kéo dài rải rác trên đoạn đường dài nhiều km.

Mặt đường xuất hiện nhiều vệt hằn, lún, lượn sóng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Mặt đường xuất hiện nhiều vệt hằn, lún, lượn sóng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Cụ thể, theo quan sát, tại vị trí km số 35 xuất hiện nhiều vệt hằn, lún, mặt đường bị hằn lún, bong tróc ở nhiều đoạn. Trình trạng hằn, lún, "tôn lượn sóng" của công trình hơn 10.000 tỷ đồng khi mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu và chưa bàn giao cho cơ quan quản lý. Nhiều người nghi ngại về chất lượng công trình này không đảm bảo.

Hiện tượng tuyến Hà Nội – Thái Nguyên xuất hiện hằn lún khiến cho người tham gia giao thông trên tuyến đường này gặp không ít khó khăn và nguy hiểm khi quy định phương tiện tham gia giao thông phải di chuyển ở tốc độ cao.

“Tuyến đường này xảy ra hằn, lún khiến việc di chuyển gặp nhiều nguy hiểm, nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào ban đêm và những hôm mưa to. Do di chuyển trên tuyến đường này thường xuyên theo cả 2 chiều nên tôi còn nắm được "lộ trình đoạn đường xấu" mà điều chỉnh tốc độ, giảm tốc độ khi cần thiết. Tôi khuyên các bác tài nên cẩn thận để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra" - anh Huy, một lái xe đường dài tuyến Hà Nội – Thái Nguyên nói.

Biện pháp khắc phục hiện tại mà nhà thầu áp dụng hiện nay là dùng máy cào bóc lớp toàn bộ lớp trên mặt đường và thảm lại toàn bộ. Người dân nghi ngại về chất lượng tuyến đường chưa đảm bảo.

Biện pháp khắc phục hiện tại mà nhà thầu áp dụng hiện nay là dùng máy cào bóc lớp toàn bộ lớp trên mặt đường và thảm lại toàn bộ. Người dân nghi ngại về chất lượng tuyến đường chưa đảm bảo.

Để có thông tin phản ánh khách quan về hiện tượng lún, hằn trên tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, PV đã có buổi trao đổi với ông Lưu Việt Khoa - PTGĐ Ban quản lý Dự án tuyến Hà Nội – Thái Nguyên. Ông Khoa xác nhận tuyến đường này có xảy ra hiện tượng hằn, lún như thông tin PV phản ánh.

Ông Khoa cho biết: Dự án này được đưa vào sử dụng 2014, suốt 6 năm theo dõi đã có hiện tượng lún. Hiện Ban đã có rà soát trên toàn tuyến. " Tập trung sửa nhiều nhất là từ km 44 - 52 (nút giao Yên Bình - KCN Sam Sung). Có nhiều nguyên nhân được xác định do lún. Tuy nhiên kết cấu phần lớp móng đường vẫn ổn định, đảm bảo kỹ thuật. Khi xuất hiện tình trạng lún thì chuyên gia của Nhật Bản đã có mặt để kiểm tra, khoan và đánh giá" - ông Khoa nói.

Theo ông Khoa, biện pháp khắc phục hiện tại mà nhà thầu áp dụng hiện nay là dùng máy cào bóc toàn bộ lớp trên mặt đường và thảm lại toàn bộ. Ngày 28/10/2018 bắt đầu thực hiện sữa chữa, khắc phục, dự kiến đến khoảng đầu tháng 12/2018 sẽ khắc phục xong đoạn lún, hằn nhiều.

Hiện tại có một số nhà thầu xây dựng tuyến cao tốc này đang tham gia sữa chữa, khắc phục gồm Tổng công ty Xây dựng giao thông 8, Công ty Vạn Cường. Tiếp đến là Công ty Vinaconex....

Ông Khoa cho biết thêm, thời gian bảo hành tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là 48 tháng, sau đó Ban quản lý dự án rà soát lại toàn bộ trên toàn tuyến. Khi nhà thầu xây dựng bàn giao cho Ban quản lý dự án thì đơn vị sẽ có văn bản báo cáo Bộ GTVT.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/du-an-cao-toc-ha-noi--thai-nguyen-hon-10000-ty-dong-bi-lun-d136777.html