Dự báo có khoảng năm đến sáu cơn bão ảnh hưởng đất liền nước ta
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 21-4, vị trí tâm bão Surigae ở khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,5 độ kinh đông, cách đảo Lu-dông (Phi-li-pin) khoảng 210 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Ðến 7 giờ ngày 22-4, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 123,5 độ kinh đông, cách phía bắc đảo Lu-dông khoảng 130 km về phía đông bắc.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 21-4, vị trí tâm bão Surigae ở khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,5 độ kinh đông, cách đảo Lu-dông (Phi-li-pin) khoảng 210 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Ðến 7 giờ ngày 22-4, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 123,5 độ kinh đông, cách phía bắc đảo Lu-dông khoảng 130 km về phía đông bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165 km/giờ), giật trên cấp 17. Ðến 7 giờ ngày 23-4, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ vĩ bắc; 125,8 độ kinh đông, cách phía bắc đảo Lu-dông khoảng 450 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 17. Sau đó, bão đổi hướng di chuyển theo hướng đông, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Bão Surigae ít có khả năng đi vào Biển Ðông và hầu như không ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, so với năm 2020, năm nay tình hình bão, lũ ôn hòa hơn, nhưng sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa lớn cực đoan. Dự báo có khoảng 10 đến 13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Ðông, trong đó năm đến sáu cơn ảnh hưởng trực tiếp đối với đất liền nước ta.
Năm 2020, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra chín đợt lốc xoáy và mưa dông, có bốn đợt triều cường lớn, ba vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch; làm tốc mái, hư hỏng 17 căn nhà và ngã đổ 319 cây xanh; diện tích đất sạt lở khoảng 2.470 m2. Dự báo trong năm 2021, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường biện pháp ứng phó thiên tai, nhất là lốc xoáy, kiểm tra các biển quảng cáo, pa-nô... để chằng chống, gia cố, bảo đảm an toàn khi có bão, lốc xoáy, dông gió.
TỉnhThanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng biến đổi khí hậu , khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Mực nước ở thượng nguồn sông Mê Công từ nay đến hết tháng 4 tiếp tục biến đổi chậm. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lên theo triều. Xâm nhập mặn ở các sông trong khu vực có xu thế tăng dần đến ngày 30-4. Các địa phương cần hạn chế tưới nhằm giảm thiệt hại sản xuất, nhất là đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém. Trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn; chủ động các biện pháp trữ nước và cấp nước phục vụ sinh hoạt.
Vụ đông xuân 2020 - 2021, tổng diện tích lúa xuống giống toàn tỉnh An Giang là 230.000 ha, nhưng đến nay chỉ mới thu hoạch được hơn 138.000 ha, đạt 60,02% diện tích. Hiện còn khoảng 102.000 ha lúa chưa thu hoạch, nguyên nhân do vụ đông xuân năm nay thời tiết lạnh hơn so với cùng kỳ nên thời gian sinh trưởng cây lúa kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ tiếp theo.
Toàn tỉnh Quảng Bình gieo trồng hơn 29.440 ha lúa vụ đông xuân 2020 - 2021.Tuy nhiên thời gian qua, hàng trăm héc-ta lúa đang bị đạo ôn gây hại, nhiều diện tích bị cháy lá nặng. Hiện toàn tỉnh có 556 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, thị xã Ba Ðồn… Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ đạo ôn.
Trước những khó khăn trong việc kiểm soát con giống tôm hùm, tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt giống tôm hùm nhập vào tỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân mua con giống tại các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm định để hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Trước tình trạng bờ biển bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) đã phê duyệt và triển khai thi công kè giảm sóng, khắc phục tình trạng sạt lở đê biển. Giải pháp này còn có tác dụng giữ được bùn đất, phù sa giúp phục hồi rừng ngập mặn, góp phần chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Ðến thời điểm hiện tại, toàn lâm phần rừng tràm Cà Mau đã bị khô hạn, nguy cơ cháy rừng cao, có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào. Trong đó, đã có 8.000 ha rừng tràm ở mức báo cháy cấp V. Trước tình hình cấp độ báo cháy tăng nhanh, các lực lượng ứng trực 24 giờ trong ngày và tăng cường tuần tra, kiểm soát, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, bệnh viêm da nổi cục ở đàn trâu, bò đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ tháng 2-2021, đến nay đã lây lan ra 24 huyện, làm gần 4.000 con trâu, bò mắc bệnh. Trước thực trạng này, tỉnh đã khẩn trương đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh, tiêu độc khử trùng... Hiện, việc tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục đạt tỷ lệ hơn 94%.
Ðến ngày 20-4, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện sáu ổ dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, tại sáu xã thuộc các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình với 12 con bị mắc bệnh. Các địa phương buộc tiêu hủy năm con, tổ chức khoanh vùng, khử trùng tiêu độc và tiêm phòng cho đàn gia súc. Tỉnh đã cấp ngân sách gần 560 triệu đồng, mua 10.000 liều vắc-xin viêm da nổi cục; 3.000 lít thuốc sát khuẩn để chống dịch. Ðến nay đã xuất cấp 5.500 liều vắc-xin cho cơ sở tổ chức tiêm phòng, chống dịch cho đàn trâu, bò.