Dự báo đoạn tiếp theo của cuộc gặp Trump-Kim

Với nụ cười thoải mái và cái bắt tay lịch sử, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau tại làng đình chiến Panmunjom trong Khu phi quân sự (DMZ) chia tách hai miền Triều Tiên, đồng ý khôi phục các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân đang bị đình trệ.

Với nụ cười thoải mái và cái bắt tay lịch sử, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau tại làng đình chiến Panmunjom trong Khu phi quân sự (DMZ) chia tách hai miền Triều Tiên, đồng ý khôi phục các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân đang bị đình trệ.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi bắt tay trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 hôm 30-6. Ảnh: AP

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi bắt tay trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 hôm 30-6. Ảnh: AP

Cuộc gặp lần 3 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn đang là tâm điểm chính trị gây chú ý. Niềm tin lạc quan về một tương lai tươi sáng cho bán đảo Triều Tiên càng được củng cố khi Bình Nhưỡng ngày 1-7 miêu tả cuộc gặp vào cuối tuần qua là “lịch sử” và “kinh ngạc”.

Tờ Choson Sinbo, báo ủng hộ Triều Tiên cũng nhận định, cuộc họp Trump-Kim tại DMZ là liệu pháp sốc cần thiết nhằm chấm dứt “một thế kỷ quan hệ thù địch”. Trong một bài viết, tờ báo này cho biết, cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra hôm 30-6 là hợp lý vì Triều Tiên “phản ứng chân thành với đề nghị gặp mặt không được thông báo sớm” của Tổng thống Mỹ. Bài báo cũng cho rằng, cuộc gặp sẽ là động lực mới để thực hiện bước đi đầu tiên cho việc thực thi tuyên bố chung Singapore được hai nhà lãnh đạo ký kết trong cuộc họp lịch sử Mỹ-Triều đầu tiên vào tháng 6-2018.

Tương lai các cuộc đàm phán

Với nụ cười thoải mái và cái bắt tay lịch sử, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau tại DMZ.

Những gì được dự đoán là một cuộc trao đổi đầy ngẫu hứng đã biến thành cuộc họp kéo dài gần 1 giờ đồng hồ, đánh dấu bước ngoặt khác trong lịch sử mối quan hệ giữa hai quốc gia từng thù địch này. Cuộc hội đàm cũng cho thấy mối quan hệ Mỹ-Triều có vẻ như được đưa trở lại đúng hướng một cách vững chắc khi hai nhà lãnh đạo chào đón nhau một cách nồng ấm và dường như rất thích thú với việc tiếp xúc với phái đoàn tùy tùng của nhau. Sau cuộc họp kéo dài gần 1 giờ, Tổng thống Trump cho biết, cả hai nước đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, khai thông những bế tắc kể từ sau sự sụp đổ của hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội vào tháng 2 vừa qua. “Trong khoảng 2 hoặc 3 tuần tới, các nhóm chuyên viên của mỗi bên “sẽ bắt đầu làm việc để xem liệu họ có thể làm gì hay không”, ông Trump nói.

Trong khi đó, giới phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên không công bố nhiều chi tiết, chỉ nói rằng, hai bên sẽ theo đuổi “các cuộc đối thoại hữu ích” và mô tả ít ỏi về chương trình nghị sự “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. Nhưng các nhà phân tích nói rằng, cuộc họp tại DMZ đã đưa hai bên chỉ tiến xa hơn một chút so với thời điểm sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore năm 2018, khi Mỹ-Triều nhất trí các cuộc đàm phán tiếp theo. Và theo họ, bất kỳ quá trình có ý nghĩa nào cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức để đi đến một thỏa thuận.

Mọi con mắt đang đổ dồn vào bàn đàm phán hạt nhân này. Theo các nguồn tin, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ và chọn các thành viên, bất chấp việc Bình Nhưỡng liên tục yêu cầu loại ông khỏi bàn đàm phán.

Ông Kim Jong-un sẽ đến Mỹ?

Tổng thống Trump đã cho biết, ông muốn mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Mỹ. “Tôi sẽ mời ông ấy tới Nhà Trắng ngay bây giờ. Có rất nhiều điều thực sự tích cực đang diễn ra”, ông Trump nói. Lúc đó, ông Kim Jong-un không ngay lập tức đáp lại lời mời nói trên mà chỉ nói: “Thật tốt khi được gặp lại ngài”.

Hiện tại ông Kim Jong-un cũng chưa chính thức tuyên bố về việc này nhưng theo giới quan sát dường như chắc chắn nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Nếu ông Kim Jong-un đến Mỹ, đó cũng chính xách là chuyến công du rất ngoạn mục, và sẽ là một chuyến đi lịch sử khác trong chuỗi kịch tính ngoại giao chưa từng có giữa hai bên mặc dù Tổng thống Trump nói rằng, chuyến thăm sẽ diễn ra “vào đúng thời điểm”. Bình Nhưỡng từ lâu đã muốn được đối xử bình đẳng với Washington. Một cuộc gặp gỡ ở Washington sẽ là một minh chứng tuyệt vời cho điều này, và sẽ là một chiến thắng ngoại giao to lớn đối với ông Kim Jong-un.

Nhưng cho đến nay báo cáo của hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) về cuộc gặp lần 3 này lại không đề cập đến việc ông Trump mời ông Kim tới Mỹ. Theo giới quan sát, điều đó cho thấy, Tổng thống Trump có thể đã thể hiện về “một khát vọng trong tương lai” về việc mời ông Kim Jong-un đến Mỹ hơn là một lời mời chính thức.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_208669_du-bao-doan-tiep-theo-cua-cuoc-gap-trump-kim.aspx