Đủ đam mê vẫn cần thêm nghị lực khi chọn học ngoại ngữ
Trong những câu chuyện về nghị lực để chinh phục ngoại ngữ (tiếng Anh) phải kể đến câu chuyện của cô Trần Phạm Thanh Phương, người từng trải qua những thăng trầm, đối mặt khó khăn, thử thách trên con đường học tập và sự nghiệp từ trong đến ngoài nước.
Cô Phương chia sẻ: “Tôi đã từng nhận nhiều sự chỉ trích và chê bai về suy nghĩ lập dị khác thường vào giữa lớp 11 khi có quyết định thay đổi trường học mặc dù đang theo học trường chuyên Anh. Một thời gian dài sau đó tôi bị tự kỷ vì không có người thấu hiểu, đồng cảm cho con đường rẽ hướng. Và ít ai biết rằng trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi cũng từng trải qua sự kì thị vì nhiều khía cạnh. Giờ ngồi ngẫm lại đúng là quyết định khi ấy rất liều lĩnh, nhưng rất may mắn vì chính suy nghĩ đó đã đưa tôi đến thành công của ngày hôm nay. Ở hiện tại, tôi phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thu thập, tổng hợp tài liệu học ở nhiều nơi và điều chỉnh nội dung chương trình học để phù hợp với năng lực và nhu cầu học viên.”
Sự kiên trì và phấn đấu học liên tục
Khi được hỏi, cô Phương thẳng thắn chia sẻ: “Tôi học không phải là để hơn thua với người khác, mà đơn giản chỉ là cải thiện mình ở phiên bản tốt hơn ngày hôm qua. Học không chỉ về lý thuyết, mà còn là thực hành nó như thế nào trong cuộc sống. Chính việc học giúp tạo cái nhìn đa chiều hơn về giáo dục nội tại và truyền đạt thông tin lẫn việc học hỏi những điều mới từ những người khác nhau trên thế giới”.
Để đạt các thành tích học tập tốt nhất trong suốt thời gian ở Việt Nam, cô Phương đã học liên tục không ngừng nghỉ. Sau khi hoàn thành bằng Cử nhân Thương mại ở trường đại học RMIT, cô nhận ra rằng bản thân nên được hội nhập với sự mở cửa với thế giới, vì thế đã quyết định tự học thêm các chứng chỉ và các khóa học cần thiết khác như IELTS để học Thạc sỹ chuyên về giảng dạy tại trường đại học Monash, Melbourne thuộc G8 ở Úc. Thêm vào đó, cô tìm hiểu cơ bản về văn hóa, lộ trình học tập và làm việc ở Úc, trang bị thêm một số kỹ năng mềm trước khi đi du học và làm việc. Trong quá trình học và làm việc tại Melbourne (Úc), cô đã học và thi thêm chứng chỉ TEFL (Level 5) cùng với các chứng nhận và chứng chỉ khác khi về Việt Nam.
Đi qua 1 đất nước hoàn toàn mới về mọi thứ, cần chuẩn bị tốt cả về tư chất lẫn thể chất, vì con đường đó không phải màu hồng. Suốt thời gian hơn 5 năm, mặc dù đã phải chịu nhiều sức ép từ môi trường đào tạo và làm việc tại Úc, từ chính bản thân, từ sự bất công về kì thị chủng tộc và phân biệt đối xử trong việc đi học và làm việc chung với bạn bè quốc tế, nhưng dần dần cô đã cải thiện từ không hòa nhập cho đến rất thích môi trường quốc tế này.
Trong quá trình được học tập, đào tạo và làm việc ở đất nước đa văn hóa như Úc, cô đã thay đổi tư duy hoàn toàn trong phương pháp đào tạo, giảng dạy các bạn học viên từ mô hình ‘Traditional learning and passive learning’ thành ‘Modern learning’. Không còn lối suy nghĩ ‘Thầy nói, trò nghe’, mà thay vào đó là truyền tải thông điệp với các bạn học viên ‘Talk less, do more’ (Nói ít, làm nhiều), để lại không gian kỹ năng sáng tạo (creative skill) và ứng dụng phương pháp dẫn dắt các bạn tìm tòi ra câu trả lời từ thắc mắc của chính mình (inquiry- based learning method).
Cô chia sẻ thêm: “Dù có rất nhiều thách thức, nhưng tôi vẫn quyết kiên trì theo đuổi với ngành giáo dục, bỏ qua sự phán xét của các yếu tố bên ngoài, bỏ qua sự shock về văn hóa, và từ từ thu nhận các kinh nghiệm học tập, làm việc đa dạng từ các thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè quốc tế thông qua sự chứng nhận của các bằng cấp chứng chỉ trong và ngoài nước.”