Dự kiến tên gọi, số lượng các đơn vị cơ sở hành chính mới ở 12 quận trung tâm Hà Nội
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, tên gọi, số lượng các đơn vị hành chính cơ sở mới tại 12 quận trung tâm Hà Nội dự kiến sẽ được thay đổi như thế nào?

Lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại quận Ba Đình. (Ảnh: Ủy ban nhân dân quận Ba Đình)
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành hướng dẫn về tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố. Ngay sau đó, nhiều quận, huyện cũng đã tiến hành triển khai lấy ý kiến và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.
Báo Nhân Dân xin tổng hợp lại một số phương án đã được công khai để bạn đọc theo dõi và tham khảo:
Quận Hoàn Kiếm
Ngày 19/4, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thông báo phương án cụ thể về sắp xếp phường để lấy ý kiến nhân dân. Theo phương án này, Hoàn Kiếm dự kiến sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở bao gồm Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
Cụ thể, đơn vị hành chính cơ sở Hoàn Kiếm dự kiến gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Xuân, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Bông, Hàng Trống (Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cửa Nam (Hoàn Kiếm), Điện Biên (Ba Đình).

Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: UBND quận Hoàn Kiếm)
Đơn vị hành chính cơ sở Cửa Nam dự kiến bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (Hai Bà Trưng).
Riêng hai phường Chương Dương và Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) dự kiến sẽ sáp nhập với các đơn vị hành chính cấp xã của các quận khác để hình thành đơn vị hành chính cấp xã mới.
Quận Hai Bà Trưng
Hiện nay quận Hai Bà Trưng có 15 phường, gồm: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Theo dự kiến, quận sẽ thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng; Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
Quận Ba Đình
Hiện nay, địa giới hành chính quận Ba Đình gồm 13 phường dự kiến sẽ thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở là phường Ba Đình, phường Ngọc Hà, phường Giảng Võ trên cơ sở diện tích, dân số của 12 phường: Quán Thánh, Trúc Bạch, Điện Biên, Đội Cấn, Cống Vị, Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Ngọc Hà, Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Kim Mã.
Đối với phường Phúc Xá, dự kiến được sáp nhập với các đơn vị hành chính cấp xã của các quận khác để hình thành đơn vị hành chính cấp xã mới.

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã quận Ba Đình (Ảnh: UBND quận Ba Đình)
Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng hiện có 15 phường gồm: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Theo dự kiến, quận sẽ thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Đơn vị hành chính cơ sở Hai Bà Trưng; đơn vị hành chính cơ sở Bạch Mai; đơn vị hành chính cơ sở Vĩnh Tuy.
Quận Đống Đa
Quận Đống Đa hiện có 17 phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Phương Liên - Trung Tự, Khâm Thiên, Kim Liên, Khương Thượng, Thịnh Quang, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Trung Liệt, Cát Linh, Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Mai, Thổ Quan, Văn Chương, Láng Thượng.
Dự kiến, sau sắp xếp có 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên và Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Quận Cầu Giấy
Hiện tại, quận Cầu Giấy có 8 phường gồm: Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Yên Hòa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân và Quan Hoa.
Theo phương án, sau sắp xếp dự kiến quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính mới, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).

Đơn vị hành chính cơ sở Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy) dự kiến bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy); một phần diện tích tự nhiên và dân số các phường: Quan Hoa, Nghĩa Tân, Yên Hòa (Cầu Giấy), Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm).
Đơn vị hành chính cơ sở Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) dự kiến bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số các phường: Cổ Nhuế 1 (Bắc Từ Liêm), Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa (Cầu Giấy); một phần diện tích tự nhiên và dân số các phường: Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm), Xuân La (Tây Hồ), Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch (Cầu Giấy).
Đơn vị hành chính cơ sở Cầu Giấy 3 (Yên Hòa) dự kiến bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số các phường Yên Hòa, Trung Hòa (Cầu Giấy).
Quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân dự kiến sắp xếp 11 phường thành 3 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt.
Quận Hoàng Mai
Hiện quận Hoàng Mai có 14 phường gồm Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Giáp Bát, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Đại Kim, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Thanh Trì, Trần Phú, Mai Động.
Dự kiến sắp xếp thành 7 đơn vị cơ sở hành chính gồm Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.

Ảnh: UBND quận Hoàng Mai
Cụ thể, đơn vị hành chính cơ sở Hoàng Mai bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Giáp Bát, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú (Hoàng Mai).
Đơn vị hành chính cơ sở Vĩnh Hưng bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Hưng, Thanh Trì (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Lĩnh Nam (Hoàng Mai); Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng).
Đơn vị hành chính cơ sở Tương Mai bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Giáp Bát (Hoàng Mai); Trương Định (Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Liệt (Thanh Xuân); Đồng Tâm, Minh Khai (Hai Bà Trưng); Vĩnh Hưng, Tân Mai, Mai Động (Hoàng Mai).
Đơn vị hành chính cơ sở Định Công bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Định Công, Đại Kim (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Liệt (Thanh Trì); Thịnh Liệt, Hoàng Liệt (Hoàng Mai).
Đơn vị hành chính cơ sở Hoàng Liệt bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Đại Kim (Hoàng Mai); các xã: Tam Hiệp, Thanh Liệt, thị trấn Văn Điển (Thanh Trì).
Đơn vị hành chính cơ sở Yên Sở bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Yên Sở (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Trần Phú (Hoàng Mai) và các xã: Tứ Hiệp, thị trấn Văn Điển (Thanh Trì).
Đơn vị hành chính cơ sở Lĩnh Nam bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Thanh Lương (Hai Bà Trưng).
Quận Tây Hồ
Đơn vị hành chính cơ sở Tây Hồ gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Bưởi (Tây Hồ); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thụy Khuê, Xuân La, Quảng An (Tây Hồ); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (Tây Hồ); Nghĩa Đô (Cầu Giấy).
Đơn vị hành chính cơ sở Phú Thượng gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Phú Thượng (Tây Hồ); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Xuân La (Tây Hồ), Xuân Tảo, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm).

Dự kiến phương án sắp xếp tại quận Tây Hồ.
Bên cạnh đó, theo phương án sắp xếp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sẽ chuyển một phần diện tích tự nhiên và dân số phường Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ hiện nay về đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà.
Quận Long Biên
Trên cơ sở 13 đơn vị hành chính hiện tại, Quận Long Biên dự kiến sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở bao gồm:
Đơn vị hành chính cơ sở Long Biên: Diện tích tự nhiên 19,15 km2; quy mô dân số dự kiến 77.335 người. Đơn vị cơ sở hành chính mới có địa giới hành chính bao gồm: Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phúc Đồng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối (Long Biên); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bồ Đề; xã Bát Tràng (Gia Lâm); một phần diện tích tự nhiên Gia Thụy (Long Biên).

Phương án sắp xếp cấp xã tại quận Long Biên. (Ảnh: Ủy ban nhân dân quận Long Biên)
Đơn vị hành chính cơ sở Bồ Đề bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của phường Ngọc Lâm (Long Biên); Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề (Long Biên) và một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thượng Thanh, Long Biên (Long Biên).
Đơn vị hành chính cơ sở Việt Hưng bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thượng Thanh, Đức Giang, Giang Biên, Việt Hưng (Long Biên); Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Gia Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi (Long Biên).
Đơn vị hành chính cơ sở Phúc Lợi bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phúc Lợi, Phúc Đồng (Long Biên); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Việt Hưng, Giang Biên, Thạch Bàn (Long Biên) và xã Cổ Bi (Gia Lâm).
Quận Bắc Từ Liêm
Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Dự kiến sắp xếp thành 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm Bắc Từ Liêm 1 (phường Tây Tựu), Bắc Từ Liêm 2 (phường Phú Diễn), Bắc Từ Liêm 3 (phường Xuân Đỉnh), Bắc Từ Liêm 4 (phường Đông Ngạc), Bắc Từ Liêm 5 (phường Thượng Cát).

Phương án thành lập đơn vị hành chính mới tại quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh: UBND quận Bắc Từ Liêm)
Cụ thể, đơn vị hành chính cơ sở Bắc Từ Liêm 1 (phường Tây Tựu) dự kiến bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Tây Tựu, Minh Khai (Bắc Từ Liêm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Kim Chung (Hoài Đức).
Đơn vị hành chính cơ sở Bắc Từ Liêm 2 (phường Phú Diễn) dự kiến bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Phúc Diễn, Phú Diễn (Bắc Từ Liêm); Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Mai Dịch (Cầu Giấy); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Cổ Nhuế 1 (Bắc Từ Liêm).
Đơn vị hành chính cơ sở Bắc Từ Liêm 3 (phường Xuân Đỉnh) dự kiến bao gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Xuân Tảo, Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Xuân La (Tây Hồ); Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm).
Đơn vị hành chính cơ sở Bắc Từ Liêm 4 (phường Đông Ngạc) dự kiến bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm); Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đông Ngạc, Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm); Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Xuân Đỉnh, Thụy Phương, Minh Khai (Bắc Từ Liêm).
Đơn vị hành chính cơ sở Bắc Từ Liêm 5 (phường Thượng Cát) bao gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Thượng Cát, Liên Mạc (Bắc Từ Liêm); Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm); Một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cổ Nhuế 2, Minh Khai, Tây Tựu (Bắc Từ Liêm).
Quận Nam Từ Liêm dự kiến sắp xếp 10 phường hiện tại thành 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm Từ Liêm, Tây Mỗ, Đại Mỗ và Xuân Phương.