Du lịch và môi trường song hành để phát triển

Những nỗ lực của Ninh Bình trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khi lượng du khách đến với Ninh Bình ngày càng nhiều hơn thì những thách thức đặt ra đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng lớn hơn.

Khu du lịch sinh thái Tràng An luôn là điểm hấp dẫn du khách bởi vẻ thiên nhiên hoang sơ và sự thân thiện của người dân bản địa. Ảnh: Minh Đường

Kỳ III: VẪN CÒN NHỮNG THÁCH THỨC

Ngoài nhữngyếu tố tích cực được xã hội công nhận, việc đưa các doanh nghiệp tham gia đâùtư quản lý, khai thác các điểm du lịch cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực tế xảyra tại Quần thể danh thắng Tràng An năm 2018 là một ví dụ. Với sự việc xây dựngcông trình trái phép trên núi Cái Hạ, trong vùng lõi của di sản, Công ty cổphần du lịch Tràng An đã buộc phải tháo dỡ toàn bộ công trình xâm phạm, trả lạinguyên trạng cảnh quan, môi trường của Di sản khu vực núi Cái Hạ.

Tuy nhiên, sựviệc cũng là một lời cảnh báo đối với công tác khai thác, quản lý tài nguyênthiên nhiên, di sản. Ngay trong kết luận thanh tra, UBND tỉnh cũng đã thẳngthắn chỉ ra, ngoài sai phạm của doanh nghiệp thì một số cơ quan quản lý nhànước đã không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lýđất đai, đất rừng, quản lý di sản, du lịch, văn hóa, xây dựng, quản lý doanhnghiệp, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội... thiếu kiểm tra, phát hiện, xử lý kịpthời; chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, biện pháp ngăn chặn kém hiệu quả, thiêúquyết liệt, không triệt để.

Gần đây,cuối năm 2019, sự việc Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và du lịch Doanh Sinhxây dựng một số công trình ngoài giấy phép tới hơn 1.800 m2, xâm hại vùng lõidi sản Tràng An (tại khu vực Thung Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) cũng khiếncác cơ quan chức năng khá vất vả để giải quyết.

Ông PhạmSinh Khánh, Phó Giám đốc Ban quản lý danh thắng Tràng An nêu quan điểm: Thực tếmột số doanh nghiệp đã lạm dụng khai thác quá mức dẫn đến có những việc làmchưa phù hợp với định hướng quản lý, bảo tồn di sản.

Do vậy, khi trao quyền chodoanh nghiệp quản lý và khai thác thì chúng ta phải đồng hành cùng doanhnghiệp, gắn định hướng của Nhà nước với những chiến lược phát triển kinh doanh.Đồng thời, phải có chính sách hỗ trợ xây dựng chiến lược quảng bá, tuyên truyềngiúp các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới và quan trọng là phải phù hợp vơíđịnh hướng chiến lược bảo tồn.

Ngoài việc giải quyết hài hòa mối quan hệ hợptác công-tư trong khai thác, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch thì tỉnhcũng cần phải quan tâm đến một số tác động không mong muốn mà ngành công nghiệpkhông khói này mang lại.

Trong đó, vấn đề cấp thiết đã nhìn thấy rõ là sự pháttriển quá nhanh các hoạt động du lịch nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ sẽ ảnhhưởng đến đời sống dân cư, văn hóa bản địa, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, đedọa phát triển du lịch trong tương lai. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm donước thải sinh hoạt, việc xả rác của người dân và khách du lịch; vấn đề xử lýchất thải chưa được đầu tư đúng mức, ảnh hưởng môi trường, tác động ngược lạiđến phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch và sinh kế của cưdân nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ thiếu thân thiện với môi trường vànghiêm trọng hơn là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức, khiến chomôi trường bị suy thoái. Tình trạng rác thải nhựa cũng là một vấn đề nóng. Điêùnày bộc lộ rõ nhất vào các mùa cao điểm khi lượng khách đến với các điểm dulịch đông.

Trước thựctế này, ngành Du lịch đang xây dựng chiến lược, phối hợp với địa phương để giảibài toán cân bằng giữa phát triển du lịch với đảm bảo môi trường bền vững. Theođó đẩy mạnh các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường để phòng ngừa, ngăn chặncác nguồn gây ô nhiễm mới; kiểm soát nguồn ô nhiễm, suy thoái môi trường từ cáchoạt động phát triển kinh tế như xây dựng, phát triển công nghiệp, giao thôngvận tải, sản xuất ở các làng nghề truyền thống. Tỉnh cũng ưu tiên nguồn lực bảovệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học...

Tăng cường các biện pháp tuyêntruyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.Phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcdu lịch, Ban Quản lý các khu du lịch để xây dựng, ban hành các quy định về bảovệ môi trường du lịch. Bên cạnh đó, thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấphành các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý và khắc phục các hậu quả ô nhiễm,suy thoái môi trường do tác động của hoạt động du lịch. Khuyến khích phát triểncác cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, áp dụng công nghệ để ứng phó với các sự cốmôi trường.

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch gắn với quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch tài nguyên môi trường;thực hiện tốt quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và nôngthôn, nhất là các địa điểm du lịch trọng điểm...

Tin rằngvới sự chủ động của các cấp, các ngành và ý thức của người dân trong việc chútrọng công tác bảo vệ môi trường chung tại các khu, điểm du lịch sẽ góp phầnđưa du lịch Ninh Bình đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.

Hà Phương –Đào Duy

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/du-lich-va-moi-truong-song-hanh-de-phat-trien-20200330080932942p15c43.htm