Lực lượng Không quân của Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã giao đơn vị máy bay chiến đấu J-7G đầu tiên cho một phi đội đặc biệt với mục đích huấn luyện.
Cụ thể là Học viện bay Tây An nhận số máy bay mới này, để thay thế nhiều tiêm kích J-7B cũ hơn, vốn thuộc Lữ đoàn huấn luyện số 1 của học viện, để phục vụ công tác đào tạo học viên phi công.
Thiết kế của J-7 dựa trên dòng tiêm kích MiG-21 của Liên Xô, đã phục vụ trong Không quân Sô-viết từ năm 1959. Trong khi các mẫu J-7 ban đầu có khả năng kém hơn nhiều, so với các mẫu nguyên gốc của Liên Xô, việc Trung Quốc đầu tư vào thiết kế này đã khiến nó trở thành một loại chiến đấu cơ đáng gờm.
Việc sản xuất J-7 tiếp tục cho đến năm 2013, mặc dù thiết kế này đã được thay thế bằng các nền tảng tiêm kích J-10A và J-11B bản địa, đã gia nhập Không quân PLA từ đầu những năm 2010. J-7 được đánh giá cao vì chi phí hoạt động thấp và dễ dàng bảo trì.
J-7G đại diện cho biến thể tiên tiến nhất của dòng tiêm kích J-7 từng được phát triển, tỷ lệ sử dụng vật liệu composite cao hơn nhiều, buồng lái bằng kính hoàn toàn, cánh tam giác kép mới, ba màn hình HUD đa chức năng và HOTAS.
Những yếu tố hiện đại cũng được bổ sung như, kính ngắm gắn trên mũ bảo hiểm của phi công, thân máy bay giảm tiết diện ra đa và thùng nhiên liệu cải tiến cùng các tính năng của máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư khác.
Trong khi J-10 ngày nay đang được sản xuất cho Không quân Trung Quốc, như một máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ, thì J-7G có thể được phân loại là máy bay chiến đấu hạng “siêu nhẹ”, là loại máy bay mà PLA không sử dụng trong các nhiệm vụ chiến đấu.
Một số lượng đáng kể các đơn vị J-7 đã được cho nghỉ hưu trong những năm gần đây, chuyển sang tiêm kích J-10 hoặc thậm chí chuyển trực tiếp sang máy bay chiến đấu cao cấp hơn và nặng hơn nhiều như chiến đấu cơ J-16, có kích thước lớn gấp ba lần.
Việc rút một đơn vị J-7G khỏi tiền tuyến là điều rất quan trọng, vì ngay cả các biến thể có khả năng nhất của J-7, hiện cũng đang bị loại bỏ dần khỏi biên chế trong Lực lượng Không quân PLA và được thay thế bằng các máy bay thế hệ 4+ và máy bay 4++ mới hơn.
Việc chuyển đổi như vậy phản ánh sự dồi dào ngân quỹ trong PLA, vì không chỉ J-10C và đặc biệt là máy bay chiến đấu J-16 tốn kém hơn nhiều, mà quan trọng hơn là chi phí hoạt động của chúng cao hơn nhiều so với J-7. Những chi phí như vậy được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng cao, của cả nền kinh tế Trung Quốc và ngân sách của PLA.
Việc phân bổ J-7G cho một đơn vị huấn luyện sẽ cung cấp khả năng mô phỏng hiệu quả hơn nhiều khả năng chiến đấu của máy bay chiến đấu hiện đại so với những chiếc J-7B lỗi thời. Và máy bay chiến đấu J-7G có thể được yêu cầu bay chiến đấu làm nhiệm vụ dự bị, trong trường hợp có chiến tranh lớn.
Ứng cử viên khả dĩ nhất để thay thế các đơn vị J-7G trong biên chế tiền tuyến, là máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 ++ J-10C, đã được đưa vào trang bị từ năm 2018 và đang được sản xuất với tốc độ khủng khiếp.
Hơn 200 chiếc J-10C đã gia nhập Không quân Trung Quốc. Sau J-7, chiến đấu cơ hạng nặng Su-27SK do Nga cung cấp được chuyển giao từ năm 1992, được kỳ vọng sẽ là máy bay chiến đấu tiếp theo dự kiến nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.
Chiến đấu cơ Chengdu J-7 trong biên chế Không quân Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Tiến Minh