Đưa bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống

Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, tháng 10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Từ đây, việc dạy và học chữ Mường được các cấp, ngành hữu quan và đông đảo người dân quan tâm.

 Nhóm sưu tầm nghệ thuật dân gian dân tộc Mường gặp gỡ nghệ nhân xóm Nàng, xã Chí Thiện - nay là xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) tìm hiểu về văn hóa phi vật thể, đồng thời giới thiệu bộ chữ Mường đến với người dân. Để việc dạy và học chữ Mường sớm được triển khai, ngay từ đầu năm 2017, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai thực hiện tuyên truyền tiếng Mường theo bộ chữ dân tộc Mường. Báo Hòa Bình mở trang tiếng Mường tích hợp trên Báo Hòa Bình điện tử, gồm các chuyên mục: chính trị, kinh tế, văn hóa - du lịch, giáo dục, quốc phòng - an ninh và thể thao. Thực hiện sản xuất 3 clip - chương trình truyền hình internet tiếng Mường/tháng. Đến tháng 11/2019, Báo Hòa Bình điện tử đã đăng phát gần 3.000 tin, bài, gần 50 clip - chương trình truyền hình internet bằng tiếng Mường. Đài PT-TH tỉnh đã thực hiện các chương trình tiếng dân tộc Mường phát trên sóng PT-TH của tỉnh và đài quốc gia. Hàng tháng gửi từ 6 chương trình tạp chí truyền hình tiếng Mường với thời lượng 25 - 30p phát trên kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam. Thực tế không chỉ Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, hầu hết các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã vào cuộc tuyên truyền sâu rộng trong CB, CC, VC và mọi tầng lớp nhân dân về bộ chữ dân tộc Mường và chủ trương của tỉnh về dạy tiếng dân tộc Mường. Năm 2019, Sở KH&CN đã nghiệm thu đề tài "Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Bộ gõ chữ Mường cài đặt được trên nền tảng Windows 7, Windows 8, Windows 10. Đã biên soạn tài liệu học chữ Mường cho người biết tiếng Mường. Với cách sắp xếp phù hợp, khoa học, tài liệu có thể giúp người học (người biết nói tiếng Mường) nắm vững chữ Mường đồng thời sử dụng chữ Mường vào trong công việc hàng ngày. Tháng 1/2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị bàn giao các sản phẩm (bộ gõ chữ Mường, tài liệu dạy - học chữ Mường) cho 7 đơn vị: Sở KH&CN, Sở TT-TT; Sở GD&ĐT; Sở VH-TT&DL; Đài PT-TH tỉnh; Trường Chính trị; Báo Hòa Bình để triển khai đưa bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Cuối tháng 10/2019, Trường Chính trị tỉnh đã mở 1 lớp bồi dưỡng chữ dân tộc Mường gồm 50 học viên là cán bộ, giảng viên nhà trường và cán bộ thuộc các sở, ban, ngành trong tỉnh có năng lực, khả năng nghiên cứu, giảng dạy chữ Mường nhằm xây dựng lực lượng giảng viên nòng cốt về dạy chữ Mường. Là một trong những người đầu tiên tham gia lớp bồi dưỡng chữ Mường, chị Bùi Hồng Anh, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Tôi vốn là người Mường, nói tiếng mẹ đẻ từ thuở lọt lòng nên không sợ quên, làm nhạt đi bản sắc. Có điều việc truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, hoặc những đồng nghiệp có nhu cầu học cách giao tiếp bằng tiếng Mường không hề dễ. Bởi vậy, ngay khi bộ chữ dân tộc Mường được ứng dụng tôi và một số cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trong huyện đã đăng ký đi học. Đi rồi mới thấy việc dạy và học chữ Mường ở thời điểm hiện tại hết sức cần thiết. "Được biết, hiện, tỉnh đang thực hiện Đề tài "Biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt” do Viện Ngôn ngữ học triển khai từ tháng 4/2019, dự kiến kết thúc vào tháng 12/2020. Những động thái này nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường tại tỉnh. Tất cả thành viên tham gia lớp bồi dưỡng chữ Mường vừa qua đều nắm rõ thông tin này và có chung mong muốn cuốn từ điển sớm được hoàn thành để phục vụ cho công tác giảng dạy ở cơ sở" - chị Hồng Anh chia sẻ. Thúy Hằng

Nhóm sưu tầm nghệ thuật dân gian dân tộc Mường gặp gỡ nghệ nhân xóm Nàng, xã Chí Thiện - nay là xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) tìm hiểu về văn hóa phi vật thể, đồng thời giới thiệu bộ chữ Mường đến với người dân. Để việc dạy và học chữ Mường sớm được triển khai, ngay từ đầu năm 2017, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai thực hiện tuyên truyền tiếng Mường theo bộ chữ dân tộc Mường. Báo Hòa Bình mở trang tiếng Mường tích hợp trên Báo Hòa Bình điện tử, gồm các chuyên mục: chính trị, kinh tế, văn hóa - du lịch, giáo dục, quốc phòng - an ninh và thể thao. Thực hiện sản xuất 3 clip - chương trình truyền hình internet tiếng Mường/tháng. Đến tháng 11/2019, Báo Hòa Bình điện tử đã đăng phát gần 3.000 tin, bài, gần 50 clip - chương trình truyền hình internet bằng tiếng Mường. Đài PT-TH tỉnh đã thực hiện các chương trình tiếng dân tộc Mường phát trên sóng PT-TH của tỉnh và đài quốc gia. Hàng tháng gửi từ 6 chương trình tạp chí truyền hình tiếng Mường với thời lượng 25 - 30p phát trên kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam. Thực tế không chỉ Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, hầu hết các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã vào cuộc tuyên truyền sâu rộng trong CB, CC, VC và mọi tầng lớp nhân dân về bộ chữ dân tộc Mường và chủ trương của tỉnh về dạy tiếng dân tộc Mường. Năm 2019, Sở KH&CN đã nghiệm thu đề tài "Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Bộ gõ chữ Mường cài đặt được trên nền tảng Windows 7, Windows 8, Windows 10. Đã biên soạn tài liệu học chữ Mường cho người biết tiếng Mường. Với cách sắp xếp phù hợp, khoa học, tài liệu có thể giúp người học (người biết nói tiếng Mường) nắm vững chữ Mường đồng thời sử dụng chữ Mường vào trong công việc hàng ngày. Tháng 1/2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị bàn giao các sản phẩm (bộ gõ chữ Mường, tài liệu dạy - học chữ Mường) cho 7 đơn vị: Sở KH&CN, Sở TT-TT; Sở GD&ĐT; Sở VH-TT&DL; Đài PT-TH tỉnh; Trường Chính trị; Báo Hòa Bình để triển khai đưa bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Cuối tháng 10/2019, Trường Chính trị tỉnh đã mở 1 lớp bồi dưỡng chữ dân tộc Mường gồm 50 học viên là cán bộ, giảng viên nhà trường và cán bộ thuộc các sở, ban, ngành trong tỉnh có năng lực, khả năng nghiên cứu, giảng dạy chữ Mường nhằm xây dựng lực lượng giảng viên nòng cốt về dạy chữ Mường. Là một trong những người đầu tiên tham gia lớp bồi dưỡng chữ Mường, chị Bùi Hồng Anh, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Tôi vốn là người Mường, nói tiếng mẹ đẻ từ thuở lọt lòng nên không sợ quên, làm nhạt đi bản sắc. Có điều việc truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, hoặc những đồng nghiệp có nhu cầu học cách giao tiếp bằng tiếng Mường không hề dễ. Bởi vậy, ngay khi bộ chữ dân tộc Mường được ứng dụng tôi và một số cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trong huyện đã đăng ký đi học. Đi rồi mới thấy việc dạy và học chữ Mường ở thời điểm hiện tại hết sức cần thiết. "Được biết, hiện, tỉnh đang thực hiện Đề tài "Biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt” do Viện Ngôn ngữ học triển khai từ tháng 4/2019, dự kiến kết thúc vào tháng 12/2020. Những động thái này nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường tại tỉnh. Tất cả thành viên tham gia lớp bồi dưỡng chữ Mường vừa qua đều nắm rõ thông tin này và có chung mong muốn cuốn từ điển sớm được hoàn thành để phục vụ cho công tác giảng dạy ở cơ sở" - chị Hồng Anh chia sẻ. Thúy Hằng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/137260/dua-bo-chu-dan-toc-muong-vao-doi-song.htm