Đưa công tác tuyên truyền pháp luật đi vào chiều sâu

Sáu tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tổ chức 550 cuộc tuyên truyền pháp luật về các lĩnh vực pháp luật (hình sự, phòng chống ma túy, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, khoáng sản, đất đai, hôn nhân - gia đình, giao thông đường bộ, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng…) cho hơn 27.500 lượt người. Các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng, từng bước đưa công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực.

Cán bộ tư pháp xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi với các tuyên truyền viên xóm Giếng thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật, hòa giải ở cơ sở.

Cán bộ tư pháp xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi với các tuyên truyền viên xóm Giếng thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật, hòa giải ở cơ sở.

Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 30/1/2019 vềcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành,đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị.

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các ngành, địa phương tập trung thực hiện công tác tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, mục đích như: hội nghị, tọa đàm, hội thi, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, giao lưu truyền thông, phát tờ rơi; sinh hoạt đoàn thể, tổ dân phố; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh xã, mô hình câu lạc bộ pháp luật, trang thông tin điện tử, bản tin, ấn phẩm của ngành… Qua đó, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân về Hiến pháp, các luật, nghị định mới được ban hành, mới có hiệu lực pháp luật.

Sở Tư pháp tổ chức 4 hội nghị, trong đó, 2 hội nghị tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân cho hơn 150 lượt người thuộc xã Mỹ Thành, Văn Nghĩa (Lạc Sơn); 2 hội nghị tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy tại thị trấn Hàng Trạm, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) cho trên 100 người là cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, các đoàn thể CT-XH cấp xã, tổ trưởng, tổ viên tổ hòa giải…

Sở NN&PTNT lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý; thông qua các hội nghị tập huấn, hội nghị tuyên truyền, phóng sự, thanh tra, kiểm tra…, toàn ngành đã tuyên truyền pháp luật cho trên 88.900 lượt người.

Lực lượng Công an, Quân sự phối hợp với các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, nhất là các văn bản có liên quan đến an ninh trật tự cho cán bộ, nhân dân, nâng cao ý thức của nhân dân trong chấp hành pháp luật, cảnh giác trước thủ đoạn của kẻ xấu. Công an tỉnh cấp phát 270 đầu sách pháp luật cho các đơn vị phục vụ công tác, tổ chức 18 buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa cho học sinh các trường học với hơn 6.600 lượt người tham dự;tổ chức 6 buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại 6 cơ quan, doanh nghiệp, trường học.Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức 5 buổi nói chuyện thời sự, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ công tác QP-QSĐP cho trên 3.500 lượt người tham gia…

Các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, thị trấn tập trung, tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản luật mới, những luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của công dân, tổ chức, doanh nghiệp, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị tới cán bộ, công chức, viên chức,nhân dân. Trong đó, huyện Tân Lạc thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp 119 cuộc cho 10.934 lượt người, huyện Lạc Thủy tổ chức 106 hội nghị với 6.890 lượt người tham dự, huyện Kim Bôi tổ chức 67 hội nghị tuyên truyền với 6.349 người tham dự…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật cho đối tượng đặc thù, thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh. Vơísự đổi mới hình thức, giải pháp tuyên truyền đã tạo hiệu quả tích cực trong việc trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, nhất là người dân ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

V.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/131982/dua-cong-tac-tuyen-truyen-phap-luat-di-vao-chieu-sau.htm