Đưa điện ảnh đến với người dân

Với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chính, nhất là ở các thôn vùng sâu, vùng xa, trong thời gian qua, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tích cực đưa điện ảnh đến với người dân.

Ông Phạm Mạnh Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, các Đội Chiếu phim lưu động đã thực hiện được 500 buổi chiếu phục vụ đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa, thu hút gần 138 nghìn lượt người xem. Nội dung phim đa dạng, phong phú, nguồn phim được đổi mới, gồm các thể loại phim tài liệu, hoạt hình, phóng sự, phim truyện do Việt Nam sản xuất với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; chủ đề về xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Các thành viên Tổ chiếu phim cơ động, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh chuẩn bị trang thiết bị đi chiếu phim lưu động.

Vừa qua, chúng tôi có dịp cùng đoàn làm phim đi hơn 50 km để đến thôn Quân, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) chiếu phim phục vụ bà con. Thôn Quân là thôn đặc biệt khó khăn của xã Hùng Lợi, có 86 hộ dân, với 99% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 47%. Cả đoàn làm phim phải đi qua 2 con suối để vào thôn. Buổi chiếu phim cách mạng kết hợp tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng bà con đón nhận rất nồng nhiệt. Anh Ngô Văn Trời, Trưởng thôn Quân, xã Hùng Lợi nói, Ðội chiêú́ phim về phục vụ người dân, bà con vui lắm. Đội đã chiếu nhiều phim hay về̀ Bá́c Hồ̀, phim về̀ đâú́ tranh cách mạng, phổ biế́n kiến thức khoa học… Thực tế đã có nhiều người biết tiếp thu kiến thức, áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả tốt.

Hiện toàn tỉnh có 8 đội chiếu phim lưu động phụ trách 6 huyện, mỗi đội có 3 đến 4 cán bộ. Ngoài ra có 1 tổ chiếu phim cơ động phục vụ toàn tỉnh. Phương tiện di chuyển đa phần là bằng xe máy, ngoài chở người, cán bộ các đội còn phải mang theo máy móc. Không chỉ chiếu các phim điện ảnh, trung tâm còn kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cách phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế… Tất cả nội dung, cán bộ chiếu phim phải tự biên soạn cho phù hợp, bởi người nghe, người xem đa số là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải ngắn gọn, chi tiết, cụ thể và dễ hiểu.

Là thành viên Đội chiếu phim lưu động huyện Lâm Bình hơn 20 năm nay, ông Phùng Văn Nam, Đội trưởng Đội Chiếu phim lưu động huyện chia sẻ, ngoài công tác tuyên truyền, đội còn nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của bà con để lựa chọn các phim có nội dung phù hợp, các nội dung tuyên truyền bổ ích, thiết thực. Hiện nay, ngoài những bộ phim theo chuyên đề, Đội chiếu phim lưu động huyện còn có kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn nhiều đề tài khác có thể sưu tầm trên các phương tiện truyền thông của tỉnh để tập hợp, lựa chọn phù hợp với từng địa bàn để tuyên truyền, mang lại hiệu quả kép. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì và phát triển ngành chiếu bóng phục vụ người dân nhằm tăng cường mức hưởng thụ văn hóa, đưa thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ sở là việc làm hiệu quả, thiết thực, nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa.

Thời gian tới, các đội chiếu phim lưu động sẽ tiếp tục mang phim điện ảnh đến với vùng sâu, vùng xa. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Bài, ảnh: Tố Mai

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/van-hoa/dien-anh-truyen-hinh/dua-dien-anh-den-voi-nguoi-dan-134237.html