Dubai thiên đường giàu sang được kiến tạo trên vùng sa mạc
Thành phố giàu có nhất tại Trung Đông, địa điểm nổi tiếng về các thú chơi xa xỉ của giới siêu giàu, đã trở thành nơi có nhiều dự án bất động sản hàng hiệu nhiều thứ hai trên thế giới với 29 dự án, chỉ sau thành phố Miami (bang Florida, Mỹ). Giá bán căn hộ hàng hiệu tại đây luôn có mức cao hơn 31% so với bất động sản cao cấp thông thường.
Dubai – thiên đường kiến tạo trên vùng sa mạc cát
Dubai là một thành phố thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Dubai nằm ngay trong sa mạc Ả rập, vào đầu thập niên 1970 vùng sa mạc khắc nghiệt này không có khách sạn, không có công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng. Người dân giàu thì được làm nhà bằng đất, còn những dân cư nghèo sống trong những túp lều được lợp từ lá cọ.
Hiện nay, sau hơn 40 năm, thế giới đang nhắc tới Dubai như một thành phố biểu tượng của sự giàu có, xa hoa; một thiên đường trên sa mạc và là một trong những trung tâm kinh tế tài chính tầm cỡ trên thế giới với những tòa cao ốc chọc trời. Hiện diện trên thành phố sa mạc bây giờ là những công trình cao cấp, thủ phủ của những trung tâm tài chính, công nghệ hiện đại, những khách sạn, khu căn hộ siêu sang trọng phục vụ giới thượng lưu, tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới sinh sống.
Hầu hết các quốc gia khác cho rằng Dubai giàu lên nhờ dầu mỏ. Nhưng theo The Richest, từ nhiều thập kỷ trước thu nhập của Dubai khoảng hàng 100 tỷ đô la, trong đó dầu mỏ chỉ chiếm khoảng 5-7% tổng doanh thu của thành phố này.
Điều đã biến đổi Dubai từ một quốc gia nghèo trở nên giàu có chính là chiến lược tập trung phát triển một nền kinh tế năng động đa ngành, phi dầu mỏ. Định hướng chiến lược của chính quyền thành phố đã tận dụng những lợi thế để phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh với các trung tâm tài chính trên thế giới. Tập trung vào hoạt động vận tải, xuất khẩu – tái xuất khẩu và buôn bán lẻ. Đầu tư cho ngành du lịch phát triển thần tốc là điểm đến của du khách trên toàn thế giới. Đặc biệt Dubai tập trung phát triển bất động sản cao cấp với các tòa nhà cao chọc trời, những dự án bất động sản quy mô tầm cỡ thu hút nhà đầu tư thế giới là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Dubai phát triển tăng trưởng nóng.
Từ những công trình xây dựng khổng lồ tới sự phát triển của nhiều nghành công nghiệp không khói, Dubai đã không còn là sa mạc cát mà đã trở mình thành “tảng nam châm” cực lớn hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Hiện nay, chính thị trường địa ốc, với những công trình kiến trúc, các khu vui chơi du lịch, giải trí siêu cao cấp, những kỷ lục Guinness như tòa nhà cao nhất thế giới, khu trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, đảo nhân tạo lớn nhất thế giới… đang đặc biệt thu hút khách du lịch và nhà đầu tư tới làm giàu cho Dubai.
Từ năm 2019 Marwan Hadi, Trưởng bộ phận kinh doanh bán lẻ và quản lý tài sản tại HSBC chi nhánh UAE, đã từng cho biết: "UAE tiếp tục là điểm đến được ưa thích đối với những người nước ngoài định cư vì công việc."
Năm 2020, tại UAE có 1.305 người có tài sản trên 30 triệu USD và 155.929 người có tài sản trên 1 triệu USD. Và cũng theo báo cáo này cho biết giá nhà hàng hiệu tại thị trường này sẽ tăng mạnh khi 1/3 người siêu giàu ở Trung Đông có kế hoạch mua nhà và sẵn sàng chi trả hàng chục triệu tới hàng trăm triệu đô để mua những căn hộ siêu sang trọng. Mặt khác, theo một nghiên cứu của Savills, tại Dubai, giá bán nhà hàng hiệu luôn có mức giá cao hơn 31% so với bất động sản cao cấp mà không có thương hiệu.
Chính tỉ suất lợi nhuận một mặt tạo động lực cho các nhà phát triển bất động sản ưu tiên tập trung vào phân khúc này. Điều này đang chỉ rõ tiềm năng và vai tro to lớn của việc phát triển bất động sản hàng hiệu siêu sang trọng phục vụ cho giới thượng lưu giàu có. Tới nay thành phố giàu có nhất tại Trung Đông, nơi nổi tiếng về các thú chơi xa xỉ của giới siêu giàu, đã trở thành nơi có nhiều dự án bất động sản hàng hiệu nhiều thứ hai trên thế giới với 29 dự án, chỉ sau thành phố Miami (bang Florida, Mỹ).
“Vùng mỏ” bất động sản hàng hiệu Việt Nam có đang bị bỏ ngỏ?
Theo Knignt Frank, tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây đã có 458 người siêu giàu, tăng 7% so với một năm trước và theo dự báo trong của Báo cáo Thịnh vượng năm 2021 dự kiến tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 511 người có tài sản trên 30 triệu USD và gần 26 triệu người sở hữu tài sản hơn 1 triệu USD (tăng 31% trong năm năm tới)
Cũng theo Knignt Frank, con số 31% lợi nhuận kinh doanh bất động sản hàng hiệu tại Dubai so với thị trường Châu Á đang còn thấp hơn nhiều. Ở Châu Á, với những thị trường tiềm năng như Việt Nam tốc độ tăng trường kinh tế, mặt bằng đời sống, thu nhập dân cư đang ngày càng được khẳng định ấn tượng thì bất động sản hàng hiệu sẽ có giá cao hơn tới 132% so với bất động sản cao cấp thông thường.
Tuy nhiên, việc phát triển kinh doanh bất động sản hàng hiệu và cơ chế hợp tác các thương hiệu trên thế giới mới chỉ manh nha xuất hiện tại các khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp tại Việt Nam. Mô hình xây dựng các khu hàng hiệu trong đô thị, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh đang chưa được thực sự khai thác để đáp ứng đúng nhu cầu của giới nhà giàu người Việt và những người đang hướng đến việc trở thành công dân toàn cầu.
Không những thế, TP.Hồ Chí Minh hay Hà Nội đang cần nhiều hơn nữa công trình tầm cỡ, tạo những hấp lực để trở thành trung tâm tài chính, thành phố năng động hiện đại sánh tầm các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Có hay chăng “vùng mỏ” Bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam còn bị bỏ ngỏ cần được đánh thức và khai thác có hiệu quả, để khát vọng kiến tạo một “thiên đường Dubai” sẽ hiện diện trên dải đất Việt Nam hình chữ S tươi đẹp và giàu tiềm năng.