Đức quốc xã không thể chọc thủng đoạn biên giới nào của Liên Xô?

Kể từ tháng 6/1941, quân đội Đức quốc xã tràn qua gần như toàn bộ biên giới Liên Xô. Thế nhưng, trong suốt cuộc chiến xâm lược Liên Xô, phát xít Đức không thể vượt qua đoạn biên giới ở cực Bắc của nước này.

Vào ngày 22/6/1941, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược lãnh thổ Liên Xô. Chỉ sau vài tuần, quân Đức gần như xuyên thủng toàn bộ biên giới của xứ sở bạch dương. Theo đó, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Đức chiếm được toàn bộ lãnh thổ của các nước Baltic và Byelorussia (Belarus) cũng như một phần đáng kể của Ukraine.

Vào ngày 22/6/1941, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công xâm lược lãnh thổ Liên Xô. Chỉ sau vài tuần, quân Đức gần như xuyên thủng toàn bộ biên giới của xứ sở bạch dương. Theo đó, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Đức chiếm được toàn bộ lãnh thổ của các nước Baltic và Byelorussia (Belarus) cũng như một phần đáng kể của Ukraine.

Nhiều sư đoàn Liên Xô bị quân Đức quốc xã tấn công bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị đầy đủ nên gặp bất lợi. Hàng trăm nghìn binh lính Liên Xô bị bao vây nên tìm mọi cách để đột phá vòng vậy, tổ chức phản công nhưng thất bại.

Nhiều sư đoàn Liên Xô bị quân Đức quốc xã tấn công bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị đầy đủ nên gặp bất lợi. Hàng trăm nghìn binh lính Liên Xô bị bao vây nên tìm mọi cách để đột phá vòng vậy, tổ chức phản công nhưng thất bại.

Về phần phát xít Đức, đội quân xâm lược của Hitler không giành thắng lợi hoàn toàn ở khu vực biên giới. Kể từ đầu cuộc chiến cho đến khi quân Đức thất bại, đội quân do Hitler chỉ huy không thể chọc thủng đoạn biên biến ở khu vực sườn núi Musta-Tunturi, phía Bắc Liên Xô.

Về phần phát xít Đức, đội quân xâm lược của Hitler không giành thắng lợi hoàn toàn ở khu vực biên giới. Kể từ đầu cuộc chiến cho đến khi quân Đức thất bại, đội quân do Hitler chỉ huy không thể chọc thủng đoạn biên biến ở khu vực sườn núi Musta-Tunturi, phía Bắc Liên Xô.

Cuộc xâm lược khu vực phía Bắc Liên Xô được phát xít Đức thực hiện muôn hơn 1 tuần so với phần còn lại của chiến dịch Barbarossa. Theo đó, quân Đức tiến hành cuộc tấn công nhằm vào Murmansk và Kandalaksha từ ngày 29/6/1941.

Cuộc xâm lược khu vực phía Bắc Liên Xô được phát xít Đức thực hiện muôn hơn 1 tuần so với phần còn lại của chiến dịch Barbarossa. Theo đó, quân Đức tiến hành cuộc tấn công nhằm vào Murmansk và Kandalaksha từ ngày 29/6/1941.

Các đơn vị thuộc Trung đoàn súng trường miền núi của Đức do Tướng Eduard Dietl chỉ huy tiến dọc theo bờ biển Bắc Băng Dương. Nhiệm vụ của đơn vị này là đánh chiếm bán đảo Sredny, đặc biệt là bán đảo Rybachy có vị trí chiến lược quan trọng.

Các đơn vị thuộc Trung đoàn súng trường miền núi của Đức do Tướng Eduard Dietl chỉ huy tiến dọc theo bờ biển Bắc Băng Dương. Nhiệm vụ của đơn vị này là đánh chiếm bán đảo Sredny, đặc biệt là bán đảo Rybachy có vị trí chiến lược quan trọng.

“Bất cứ ai nắm được Rybachy và Sredniy, sẽ nắm được Vịnh Kola. Nếu không có Vịnh Kola, Hạm đội Phương Bắc không thể tồn tại”, Đô đốc Arseny Golovko của Hải quân Liên Xô nhấn mạnh về tầm quan trọng của 2 bán đảo.

“Bất cứ ai nắm được Rybachy và Sredniy, sẽ nắm được Vịnh Kola. Nếu không có Vịnh Kola, Hạm đội Phương Bắc không thể tồn tại”, Đô đốc Arseny Golovko của Hải quân Liên Xô nhấn mạnh về tầm quan trọng của 2 bán đảo.

Sau khi đánh chiếm được một số tiền đồn biên giới và đẩy lùi các đơn vị của Trung đoàn bộ binh 95 của Liên Xô, quân Đức quốc xã tiến đến sườn núi Musta-Tunturi nằm cách biên giới Liên Xô 6 km, phía sau đó có một eo đất và một con đường dẫn thẳng tới bán đảo Rybachy và Sredniy. Đức quốc xã hy vọng sẽ dễ dàng chiếm được sườn núi này như những nơi khác. Thế nhưng, mọi chuyện không diễn ra như dự tính.

Sau khi đánh chiếm được một số tiền đồn biên giới và đẩy lùi các đơn vị của Trung đoàn bộ binh 95 của Liên Xô, quân Đức quốc xã tiến đến sườn núi Musta-Tunturi nằm cách biên giới Liên Xô 6 km, phía sau đó có một eo đất và một con đường dẫn thẳng tới bán đảo Rybachy và Sredniy. Đức quốc xã hy vọng sẽ dễ dàng chiếm được sườn núi này như những nơi khác. Thế nhưng, mọi chuyện không diễn ra như dự tính.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Bộ chỉ huy Liên Xô tin rằng quân Đức sẽ tấn công bán đảo từ biển chứ không phải từ đất liền. Vì vậy, Liên Xô triển khai các lực lượng chính tại Rybachy để đề phòng quân Đức đổ bộ. Nhờ vậy, khi quân Đức tấn công sườn núi, quân đội Liên Xô bảo vệ khu vực này với lực lượng mỏng hơn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Bộ chỉ huy Liên Xô tin rằng quân Đức sẽ tấn công bán đảo từ biển chứ không phải từ đất liền. Vì vậy, Liên Xô triển khai các lực lượng chính tại Rybachy để đề phòng quân Đức đổ bộ. Nhờ vậy, khi quân Đức tấn công sườn núi, quân đội Liên Xô bảo vệ khu vực này với lực lượng mỏng hơn.

Dù vậy, quân Đức quốc xã không dễ dàng vượt qua được tuyến phòng thủ này khi vấp phải sự chống trả quyết liệt của Liên Xô. Các trận chiến ở Musta-Tunturi ở trong thế giằng co kéo dài đến giữa tháng 9/1941 nhưng Đức quốc xã vấn không thể xuyên thủng tuyến phòng thủ của Liên Xô.

Dù vậy, quân Đức quốc xã không dễ dàng vượt qua được tuyến phòng thủ này khi vấp phải sự chống trả quyết liệt của Liên Xô. Các trận chiến ở Musta-Tunturi ở trong thế giằng co kéo dài đến giữa tháng 9/1941 nhưng Đức quốc xã vấn không thể xuyên thủng tuyến phòng thủ của Liên Xô.

Tới cuối năm 1944, Hồng quân Liên Xô đánh bật quân Đức ra khỏi toàn bộ lãnh thổ cũng như sườn núi Musta-Tunturi. Theo đó, quân Đức tổn thất lớn khi bị kẹt lại tại đoạn biên giới này.

Tới cuối năm 1944, Hồng quân Liên Xô đánh bật quân Đức ra khỏi toàn bộ lãnh thổ cũng như sườn núi Musta-Tunturi. Theo đó, quân Đức tổn thất lớn khi bị kẹt lại tại đoạn biên giới này.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/duc-quoc-xa-khong-the-choc-thung-doan-bien-gioi-nao-cua-lien-xo-1590051.html