Đức quốc xã là cha đẻ của chương trình tên lửa Liên Xô, Mỹ

Tên lửa đạn đạo V-2 của Đức quốc xã đã đặt nền tảng quan trọng giúp cho Liên Xô, Mỹ và nhiều nước khác phát triển tên lửa đạn đạo đạt tới đỉnh cao ngày nay.

Cuối năm 1920, Wernher von Braun đã mua cuốn sách “Tên lửa vào không gian kết nối các hành tinh” của nhà vật lý Hermann Oberth. Cuốn sách đã khơi dậy niềm đam mê công nghệ tên lửa trong anh. Đến năm 1930, Wernher von Braun đã học tại Đại học kỹ thuật Berlin nơi ông hỗ trợ cùng Oberth trong việc thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.

Cuối năm 1920, Wernher von Braun đã mua cuốn sách “Tên lửa vào không gian kết nối các hành tinh” của nhà vật lý Hermann Oberth. Cuốn sách đã khơi dậy niềm đam mê công nghệ tên lửa trong anh. Đến năm 1930, Wernher von Braun đã học tại Đại học kỹ thuật Berlin nơi ông hỗ trợ cùng Oberth trong việc thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.

Khi von Braun được cấp bằng tiến sĩ thì Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Lúc đó, đại úy pháo binh Walter Dornberger đã sắp xếp một bộ phận nghiên cứu vật liệu nổ do von Braun phụ trách. Wernher von Braun đã viết luận án “Xây dựng giải pháp lý thuyết và thực nghiệm các vấn đề của tên lửa nhiên liệu lỏng” vào ngày 16/4/1934.

Khi von Braun được cấp bằng tiến sĩ thì Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Lúc đó, đại úy pháo binh Walter Dornberger đã sắp xếp một bộ phận nghiên cứu vật liệu nổ do von Braun phụ trách. Wernher von Braun đã viết luận án “Xây dựng giải pháp lý thuyết và thực nghiệm các vấn đề của tên lửa nhiên liệu lỏng” vào ngày 16/4/1934.

Đến cuối năm 1934, nhóm nghiên cứu của ông đã phóng thành công 2 tên lửa đạt đến độ cao 2,2 và 3,5km. Vào thời điểm đó, chính quyền Đức quốc xã rất quan tâm đến chương trình nghiên cứu tên lửa và không gian vũ trụ của nhà vật lý người Mỹ Robert H. Goddard.

Đến cuối năm 1934, nhóm nghiên cứu của ông đã phóng thành công 2 tên lửa đạt đến độ cao 2,2 và 3,5km. Vào thời điểm đó, chính quyền Đức quốc xã rất quan tâm đến chương trình nghiên cứu tên lửa và không gian vũ trụ của nhà vật lý người Mỹ Robert H. Goddard.

Wernher von Braun đã kết hợp công trình nghiên cứu của Goddard, cùng các tài liệu kỹ thuật khác vào việc phát triển tên lửa Aggregat. Sau thành công với 2 lần phóng thử tên lửa, Wernher von Braun và Walter Riedel đã bắt đầu nghĩ đến một tên lửa lớn hơn vào mùa hè năm 1936.

Wernher von Braun đã kết hợp công trình nghiên cứu của Goddard, cùng các tài liệu kỹ thuật khác vào việc phát triển tên lửa Aggregat. Sau thành công với 2 lần phóng thử tên lửa, Wernher von Braun và Walter Riedel đã bắt đầu nghĩ đến một tên lửa lớn hơn vào mùa hè năm 1936.

Đến cuối năm 1941, Trung tâm nghiên cứu quân sự tại Peenemünde đã có đủ các công nghệ cần thiết, để phát triển tên lửa trong dự án Aggregat A-4(V-2). Các công nghệ chủ chốt bao gồm, động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn, thiết kế khí động học siêu âm, dẫn hướng con quay, kiểm soát bánh lái trong chuyến bay.

Đến cuối năm 1941, Trung tâm nghiên cứu quân sự tại Peenemünde đã có đủ các công nghệ cần thiết, để phát triển tên lửa trong dự án Aggregat A-4(V-2). Các công nghệ chủ chốt bao gồm, động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn, thiết kế khí động học siêu âm, dẫn hướng con quay, kiểm soát bánh lái trong chuyến bay.

Nhưng lúc đó Adolf Hitler không thật sự ấn tượng với tên lửa V-2, ông cho rằng, nó đơn thuần chỉ là một quả đạn pháo với tầm bắn xa và tốn kém hơn. Đầu tháng 9/1943, Wernher von Braun đã hứa với Ủy ban ném bom tầm xa của Đức sẽ hoàn thành phát triển V-2. Nhưng đến tháng 5/1944 sự phát triển của V-2 vẫn chưa hoàn thành.

Nhưng lúc đó Adolf Hitler không thật sự ấn tượng với tên lửa V-2, ông cho rằng, nó đơn thuần chỉ là một quả đạn pháo với tầm bắn xa và tốn kém hơn. Đầu tháng 9/1943, Wernher von Braun đã hứa với Ủy ban ném bom tầm xa của Đức sẽ hoàn thành phát triển V-2. Nhưng đến tháng 5/1944 sự phát triển của V-2 vẫn chưa hoàn thành.

Cuối năm 1944, Adolf Hitler đã cảm thấy thật sự ấn tượng với sự nhiệt tình của các nhà phát triển và Đức đang rất cần một “vũ khí kỳ diệu” để duy trì tinh thần. V-2 đã được phê duyệt sản xuất với số lượng lớn. Khoảng 5.000 tên lửa V-2 đã được sản xuất và đưa vào sử dụng trong cuối chiến tranh thế giới 2.

Cuối năm 1944, Adolf Hitler đã cảm thấy thật sự ấn tượng với sự nhiệt tình của các nhà phát triển và Đức đang rất cần một “vũ khí kỳ diệu” để duy trì tinh thần. V-2 đã được phê duyệt sản xuất với số lượng lớn. Khoảng 5.000 tên lửa V-2 đã được sản xuất và đưa vào sử dụng trong cuối chiến tranh thế giới 2.

V-2 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng một tầng, nhiên liệu cho động cơ bao gồm hỗn hợp ethanol và oxy lỏng. Hai thành phần nhiên liệu được bơm vào buồng đốt chính thông qua 1.224 vòi phun. Các vòi phun được thiết kế để đảm bảo bơm đúng chính xác 2 thành phần nhiên liệu ở mọi thời điểm.

V-2 là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng một tầng, nhiên liệu cho động cơ bao gồm hỗn hợp ethanol và oxy lỏng. Hai thành phần nhiên liệu được bơm vào buồng đốt chính thông qua 1.224 vòi phun. Các vòi phun được thiết kế để đảm bảo bơm đúng chính xác 2 thành phần nhiên liệu ở mọi thời điểm.

Động cơ chính có thời gian cháy liên tục khoảng 65 giây, nó sẽ đưa tên lửa lên độ cao 80km cách mặt đất, sau đó tên lửa sẽ quay trở lại mặt đất dưới tác động của gia tốc trọng trường. Quỹ đạo của tên lửa càng cao thì tầm bắn càng xa, đây cũng chính là nguyên tắc hoạt động của các loại tên lửa đạn đạo trên thế giới hiện nay.

Động cơ chính có thời gian cháy liên tục khoảng 65 giây, nó sẽ đưa tên lửa lên độ cao 80km cách mặt đất, sau đó tên lửa sẽ quay trở lại mặt đất dưới tác động của gia tốc trọng trường. Quỹ đạo của tên lửa càng cao thì tầm bắn càng xa, đây cũng chính là nguyên tắc hoạt động của các loại tên lửa đạn đạo trên thế giới hiện nay.

V-2 được trang bị 4 vây lái ở đuôi, cùng 4 vây lái khác ở miệng xả của động cơ. Tên lửa được dẫn hướng bằng con quay hồi chuyển. Đây cũng chính là cơ chế dẫn hướng chủ yếu cho các tên lửa đạn đạo về sau. Tên lửa có tầm bắn khoảng 320km mang theo đầu đạn nặng khoảng 1 tấn.

V-2 được trang bị 4 vây lái ở đuôi, cùng 4 vây lái khác ở miệng xả của động cơ. Tên lửa được dẫn hướng bằng con quay hồi chuyển. Đây cũng chính là cơ chế dẫn hướng chủ yếu cho các tên lửa đạn đạo về sau. Tên lửa có tầm bắn khoảng 320km mang theo đầu đạn nặng khoảng 1 tấn.

Từ tháng 9/1944 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, khoảng 3.000 tên lửa V-2 đã được phóng đi vào các mục tiêu ở Anh, Pháp. Mặc dù hiệu quả tác chiến của V-2 không cao, do tên lửa có độ chính xác kém nhưng sự có mặt của V-2 đã mang lại nỗi kinh hoàng cho lực lượng đồng minh.

Từ tháng 9/1944 đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, khoảng 3.000 tên lửa V-2 đã được phóng đi vào các mục tiêu ở Anh, Pháp. Mặc dù hiệu quả tác chiến của V-2 không cao, do tên lửa có độ chính xác kém nhưng sự có mặt của V-2 đã mang lại nỗi kinh hoàng cho lực lượng đồng minh.

Lực lượng đồng minh gần như bất lực trước cuộc tấn công của tên lửa V-2, tốc độ của tên lửa là quá nhanh đối với các loại pháo phòng không thời đó. Khi Đức quốc xã bị đánh bại, cả Mỹ và Liên Xô đều tìm cách thu thập tài liệu kỹ thuật của tên lửa V-2 để phục vụ cho quá trình phát triển vũ khí của họ.

Lực lượng đồng minh gần như bất lực trước cuộc tấn công của tên lửa V-2, tốc độ của tên lửa là quá nhanh đối với các loại pháo phòng không thời đó. Khi Đức quốc xã bị đánh bại, cả Mỹ và Liên Xô đều tìm cách thu thập tài liệu kỹ thuật của tên lửa V-2 để phục vụ cho quá trình phát triển vũ khí của họ.

Khi tiến vào Berlin, Liên Xô đã thu giữ được 30 tên lửa V-2 cùng một số nhà khoa học đang làm việc cho dự án này. Tháng 10/1946, những kỹ sư tên lửa của Đức được đưa vào làm việc tại một trung tâm nghiên cứu đặc biệt gần Moscow. Tháng 4/1947 tên lửa đạn đạo R-1 dựa trên bản thiết kế của V-2 ra đời.

Khi tiến vào Berlin, Liên Xô đã thu giữ được 30 tên lửa V-2 cùng một số nhà khoa học đang làm việc cho dự án này. Tháng 10/1946, những kỹ sư tên lửa của Đức được đưa vào làm việc tại một trung tâm nghiên cứu đặc biệt gần Moscow. Tháng 4/1947 tên lửa đạn đạo R-1 dựa trên bản thiết kế của V-2 ra đời.

Trên cơ sở đó, Liên Xô tiếp tục cho ra đời tên lửa đạn đạo R-2, R-4, R-5… Từ bản thiết kế V-2 của Đức kết hợp với sự sáng tạo của các nhà khoa học, Liên Xô đã phát triển công nghệ tên lửa của mình lên một tầm cao mới hàng đầu thế giới.

Trên cơ sở đó, Liên Xô tiếp tục cho ra đời tên lửa đạn đạo R-2, R-4, R-5… Từ bản thiết kế V-2 của Đức kết hợp với sự sáng tạo của các nhà khoa học, Liên Xô đã phát triển công nghệ tên lửa của mình lên một tầm cao mới hàng đầu thế giới.

Với Mỹ, trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 họ đã thực hiện một chiến dịch, tuyển dụng các nhà khoa học Đức quốc xã vào làm việc cho các dự án nghiên cứu vũ khí của họ, trong đó có đội ngũ thiết kế của tên lửa V-2. Năm 1952, tên lửa đạn đạo PGM-11 Redstone bản sao trực tiếp của V-2, do các nhà khoa học Đức chế tạo ra đời tại Mỹ.

Với Mỹ, trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 họ đã thực hiện một chiến dịch, tuyển dụng các nhà khoa học Đức quốc xã vào làm việc cho các dự án nghiên cứu vũ khí của họ, trong đó có đội ngũ thiết kế của tên lửa V-2. Năm 1952, tên lửa đạn đạo PGM-11 Redstone bản sao trực tiếp của V-2, do các nhà khoa học Đức chế tạo ra đời tại Mỹ.

Từ bản thiết kế và công nghệ của V-2, cùng các nhà khoa học xuất sắc được tuyển chọn trên khắp thế giới đã đưa công nghệ tên lửa của Mỹ đạt đỉnh cao của thế giới. Cùng với Liên Xô, 2 siêu cường này đã tạo ra một cuộc chạy đua công nghệ tên lửa khốc liệt, trong những năm chiến tranh lạnh và đến tận hôm nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Từ bản thiết kế và công nghệ của V-2, cùng các nhà khoa học xuất sắc được tuyển chọn trên khắp thế giới đã đưa công nghệ tên lửa của Mỹ đạt đỉnh cao của thế giới. Cùng với Liên Xô, 2 siêu cường này đã tạo ra một cuộc chạy đua công nghệ tên lửa khốc liệt, trong những năm chiến tranh lạnh và đến tận hôm nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những lần thử nghiệm thất bại của tên lửa V-2 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã đặt nền móng cho toàn bộ nền công nghiệp vũ trụ sau này. Nguồn: Thepat.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/duc-quoc-xa-la-cha-de-cua-chuong-trinh-ten-lua-lien-xo-my-1509960.html