Đức thấy mình 'rơi vào tình thế nguy hiểm' vì cuộc xung đột Ukraine

Cuộc xung đột Ukraine bị nhận xét mang tới những hệ lụy tai hại cho nước Đức và Berlin sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục tình trạng trên.

Hỗ trợ quân sự cho cuộc xung đột Ukraine đã khiến nước Đức rơi vào vòng chiến đấu, ông Christoph von Marshal - một nhà phân tích của ấn phẩm Der Tagesspiegel đã đưa ra nhận định nói trên.

Hỗ trợ quân sự cho cuộc xung đột Ukraine đã khiến nước Đức rơi vào vòng chiến đấu, ông Christoph von Marshal - một nhà phân tích của ấn phẩm Der Tagesspiegel đã đưa ra nhận định nói trên.

Các đồng minh thân cận của Đức thường xuyên trở thành những người chỉ trích Berlin vì cách tiếp cận của nước này đối với toàn bộ cuộc xung đột Ukraine, cũng như cuộc chiến chống tình trạng thiếu khí đốt.

Các đồng minh thân cận của Đức thường xuyên trở thành những người chỉ trích Berlin vì cách tiếp cận của nước này đối với toàn bộ cuộc xung đột Ukraine, cũng như cuộc chiến chống tình trạng thiếu khí đốt.

Ví dụ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích các nhà chức trách Đức và cho rằng sẽ không tốt cho châu Âu nếu Berlin thi hành chính sách tự cô lập mình.

Ví dụ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích các nhà chức trách Đức và cho rằng sẽ không tốt cho châu Âu nếu Berlin thi hành chính sách tự cô lập mình.

Trong khi đó, chính phủ các nước Baltic lại tỏ ý nghi ngờ về việc Đức sẽ đứng ra bảo vệ họ trong trường hợp xảy ra xung đột. Như tác giả lưu ý, gần đây Đức đã nhận được những lời buộc tội từ mọi phía theo đúng nghĩa đen.

Trong khi đó, chính phủ các nước Baltic lại tỏ ý nghi ngờ về việc Đức sẽ đứng ra bảo vệ họ trong trường hợp xảy ra xung đột. Như tác giả lưu ý, gần đây Đức đã nhận được những lời buộc tội từ mọi phía theo đúng nghĩa đen.

“Bộ trưởng Ba Lan phụ trách các vấn đề châu Âu đã lên án việc viện trợ vũ khí của Đức cho Ukraine theo một cách gay gắt bất thường: 'Sự thiếu quyết đoán của một số quốc gia gây ra mối đe dọa đối với an ninh của toàn bộ EU'".

“Bộ trưởng Ba Lan phụ trách các vấn đề châu Âu đã lên án việc viện trợ vũ khí của Đức cho Ukraine theo một cách gay gắt bất thường: 'Sự thiếu quyết đoán của một số quốc gia gây ra mối đe dọa đối với an ninh của toàn bộ EU'".

"Trong khi đó, Cựu Thủ tướng Ý - ông Mario Draghi gọi hành động kiềm chế giá khí đốt của Berlin là không vững chắc và cần phải sớm thay đổi”, nhà phân tích của ấn phẩm Der Tagesspiegel lưu ý.

"Trong khi đó, Cựu Thủ tướng Ý - ông Mario Draghi gọi hành động kiềm chế giá khí đốt của Berlin là không vững chắc và cần phải sớm thay đổi”, nhà phân tích của ấn phẩm Der Tagesspiegel lưu ý.

Theo nhà báo Marshal, Đức luôn tự coi mình là một cường quốc có vai trò đầu tàu đối với châu Âu, nhưng lập trường của Berlin trong nhiều vấn đề khiến ngay cả các đồng minh cũng phải thể hiện thái độ khó chịu.

Theo nhà báo Marshal, Đức luôn tự coi mình là một cường quốc có vai trò đầu tàu đối với châu Âu, nhưng lập trường của Berlin trong nhiều vấn đề khiến ngay cả các đồng minh cũng phải thể hiện thái độ khó chịu.

Điển hình như Tổng thống Macron không hài lòng khi Đức đang đầu tư 100 tỷ euro vào việc mua vũ khí, trang thiết bị quân sự nhập khẩu từ Mỹ, chứ không phải tham gia các dự án chung của châu Âu. Tuy vậy quyết định này của chính phủ Đức là khá dễ hiểu.

Điển hình như Tổng thống Macron không hài lòng khi Đức đang đầu tư 100 tỷ euro vào việc mua vũ khí, trang thiết bị quân sự nhập khẩu từ Mỹ, chứ không phải tham gia các dự án chung của châu Âu. Tuy vậy quyết định này của chính phủ Đức là khá dễ hiểu.

“Đức muốn có số lượng vũ khí công nghệ cao đủ lớn để nhanh chóng lấp đầy kho dự trữ. Berlin không thể chờ đợi các dự án tiêm kích đa năng và phương tiện không người lái tương lai của châu Âu, dường như sẽ bị giao muộn hơn nhiều so với kế hoạch", bài báo viết.

“Đức muốn có số lượng vũ khí công nghệ cao đủ lớn để nhanh chóng lấp đầy kho dự trữ. Berlin không thể chờ đợi các dự án tiêm kích đa năng và phương tiện không người lái tương lai của châu Âu, dường như sẽ bị giao muộn hơn nhiều so với kế hoạch", bài báo viết.

Tác giả bài phân tích cũng nhấn mạnh rằng sự trợ giúp của Đức cho Ukraine "không tệ" như các nước châu Âu khác vẫn đang lên án. Đức hỗ trợ nhiều hơn Pháp hoặc Ý, nhưng ít hơn Mỹ, Anh hoặc Ba Lan.

Tác giả bài phân tích cũng nhấn mạnh rằng sự trợ giúp của Đức cho Ukraine "không tệ" như các nước châu Âu khác vẫn đang lên án. Đức hỗ trợ nhiều hơn Pháp hoặc Ý, nhưng ít hơn Mỹ, Anh hoặc Ba Lan.

“Tại sao chỉ có Berlin đứng ở vị trí cao nhất? Tất nhiên, việc từ chối cho phép chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard khiến nhiều đồng minh khó chịu, bởi những chiếc MBT này là giải pháp tốt hơn Abrams của Mỹ hoặc Leclerc của Pháp vì nhiều lý do".

“Tại sao chỉ có Berlin đứng ở vị trí cao nhất? Tất nhiên, việc từ chối cho phép chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard khiến nhiều đồng minh khó chịu, bởi những chiếc MBT này là giải pháp tốt hơn Abrams của Mỹ hoặc Leclerc của Pháp vì nhiều lý do".

Chuyên gia phân tích Christoph von Marshal nói rằng xe tăng có thể được cung cấp cho Ukraine bởi một liên minh giữa nhiều quốc gia châu Âu, nhưng trong khi điều đó chưa xảy ra thì Đức sẽ không tự phô trương mình một mình.

Chuyên gia phân tích Christoph von Marshal nói rằng xe tăng có thể được cung cấp cho Ukraine bởi một liên minh giữa nhiều quốc gia châu Âu, nhưng trong khi điều đó chưa xảy ra thì Đức sẽ không tự phô trương mình một mình.

Đức còn gây ác cảm bởi họ chú trọng vào kế hoạch lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình. Ví dụ, Berlin mua nhiên liệu với giá quá cao so với các nước châu Âu khác. Tình hình chỉ có thể được khắc phục bằng một hợp đồng mua khí đốt ở cấp EU.

Đức còn gây ác cảm bởi họ chú trọng vào kế hoạch lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình. Ví dụ, Berlin mua nhiên liệu với giá quá cao so với các nước châu Âu khác. Tình hình chỉ có thể được khắc phục bằng một hợp đồng mua khí đốt ở cấp EU.

“Đức cần phải cải thiện tốt hơn trong việc tính đến lợi ích của các đối tác khi đưa ra quyết định quốc gia. Nếu không, thiệt hại về chính sách đối ngoại sẽ trở nên khó kiểm soát", nhà phân tích đưa ra lời cảnh báo.

“Đức cần phải cải thiện tốt hơn trong việc tính đến lợi ích của các đối tác khi đưa ra quyết định quốc gia. Nếu không, thiệt hại về chính sách đối ngoại sẽ trở nên khó kiểm soát", nhà phân tích đưa ra lời cảnh báo.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/duc-thay-minh-roi-vao-tinh-the-nguy-hiem-vi-cuoc-xung-dot-ukraine-post521895.antd